Tin mới

Cây gỗ mỡ: "Bán được 300 nghìn/cây sướng quá"

Thứ năm, 26/03/2015, 08:35 (GMT+7)

Chia sẻ trên báo Nông nghiệp Việt Nam, anh Lại Thế Vượng, thôn 13, xã Tân Thịnh Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Gia đình từ lâu cũng muốn tỉa thưa bán, bán cho các xưởng làm ván bóc cũng chỉ được 40-50 ngàn đồng một cây. Nay có người đến trả 300 ngàn thì sướng quá”.

Chia sẻ trên báo Nông nghiệp Việt Nam, anh Lại Thế Vượng, thôn 13, xã Tân Thịnh Đại Lịch, huyện Văn Chấn (Yên Bái) cho biết: “Gia đình từ lâu cũng muốn tỉa thưa bán, bán cho các xưởng làm ván bóc cũng chỉ được 40-50 ngàn đồng một cây. Nay có người đến trả 300 ngàn thì sướng quá”.

Anh Vượng cho biết thêm, nhà anh có 30 cây còn anh mua của các hộ khác mỗi cây 80 ngàn, thuê đánh hết 100 ngàn, và đánh cấp tập trong hai ngày, ngày 12/3 thì bốc lên xe cho họ, bị loại gần 30 cây cong, vẹo và quá to.

Khi PV báo NNVN hỏi mua cây có hóa đơn, hợp đồng gì không, anh Vượng nóii: "Làm gì có hóa đơn, hợp đồng. Họ đặt tiền trước em mới đánh”.

Ông Tạ Quang Đoàn, thôn 6, thì cho hay "Tôi nguyên là cán bộ kiểm lâm về hưu cách nay hơn chục năm, thấy người ta vào đây mua cây mỡ vàng tâm. Các cụ ở đây cũng gọi là cây mỡ vàng tâm, vì lõi nó màu vàng, nhưng không phải là vàng tâm. Vàng tâm mọc trong rừng, sinh trưởng rất chậm, gỗ tốt hơn cây mỡ nhiều”.

Ông Đoàn cũng chính là người chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu cây gỗ mỡ trên địa bàn để bán cho những người mua cây ở Hà Nội. Chia sẻ trên Dân trí, ông Đoàn cho hay: "Cách đây hơn một tuần lễ, tôi được người mua đến từ Hà Nội nhờ thống kê, tổng hợp số liệu, thôn chúng tôi có bán ra được khoảng hơn 100 cây. Lúc đầu họ đến mua chỉ với giá 100 ngàn đồng/cây và tính công đào và vận chuyển ra đến ô tô thêm 100 nghìn nữa. Nhưng sau đó, dân chúng tôi kêu rẻ quá thì họ nâng giá lên thành tổng cộng 300 ngàn đồng/cây. Có nơi bán giá cây cao thì giá tiền công đào lại thấp xuống, bình quân thì cũng chỉ có giá 300 nghìn đồng/cây".

Cây vàng tâm được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh

Được biết, ở Văn Chấn, cây mỡ đều do bà con tự ươm trồng tại đất nhà và phát triển rất tốt. Khi trưởng thành gỗ của cây mỡ chủ yếu được người dân sử dụng để làm nhà, đóng ván làm một số đồ gia dụng hoặc làm quan tài.

Những ngày gần đây, chủ trương chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên hàng trăm tuyến phố của Tp Hà Nội nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Cụ thể, vào ngày 14/3 vừa qua, thành phố Hà Nội đã tiến hành trồng mới 382 cây xanh trên đường Nguyễn Chí Thanh, sau khi chặt hạ nhiều cây xanh ở đây.

Theo đơn vị phụ trách, thì cây mới trồng là cây vàng tâm. Tuy nhiên ngay sau đó, một số chuyên gia nghiên cứu về cây và dư luận nhân dân nêu ý kiến loại cây vừa được trồng mới để thay thế các cây cũ trên phố Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm, mà là cây gỗ mỡ, loại cây bán 40 nghìn/cây không ai mua nêu trên.

Trong khi đó, một số nhà tài trợ mua cây trồng mới tài Hà Nội cho biết họ đã chi một số tiền lớn để ủng hộ, trong đó, tập đoàn Vingroup đã chi 841 triệu đồng. Ngoài ra, còn có Ngân hàng VP Bank và một số công ty khác.

Hố đào các gốc mỡ chi chít trong vườn rừng nhà một hộ dân ở Văn Chấn. Ảnh: NNVN

Chia sẻ trên VOV, ông Đỗ Ngọc Hoàng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, tổng số cây Công ty đã chặt hạ, di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, Phố Huế, Hàng Bài, Nguyễn Chí Thanh là 520 cây, trong đó gỗ xà cừ là 186,932m3; gỗ khác: 31,699m3; củi: 23,425m3. Trong đó, đường Nguyễn Trãi: 294 cây (95 cây xà cừ và 72 cây loại khác; 127 cây có đường kính nhỏ dưới 20cm, không đúng chủng loại…), Phố Huế - Hàng Bài: 115 cây (5 cây xà cừ, 110 cây loại khác), đường Nguyễn Chí Thanh: 111 cây (xà cừ: 1, các loại khác: 98; cây có đường kính nhỏ không đúng chủng loại: 12 cây).

Khi được hỏi về việc có đúng chi phí di chuyển một cây lên tới 35 triệu đồng, ông Hoàng nói: “Tôi nghĩ, cây có đường kính 1,2m, cao 20m thì giá đó là đúng. Vì theo đơn giá nhà nước thì chắc không sai!”

Về đơn giá chặt hạ cây xanh, ông Hoàng cho biết, Cty Công viên Cây xanh thực hiện theo Quyết định 510 ngày 30/1/2015 của UBND thành phố Hà Nội, theo đó, giá thành chặt hạ cao nhất là khoảng 25 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính lớn hơn 1,2 m và khoảng 15 – 23 triệu đồng đối với cây xà cừ có đường kính 0,8 -1,2 m.

Chi phí đào gốc, lấp đất vào khoảng 10 triệu đồng/cây có đường kính trên 1,2m. Đơn giá chặt hạ các loại cây khác bằng 70% chi phí so với cây xà cừ.

Được biết, số gỗ trên sẽ được tổ chức bán đấu giá theo quy định, trung bình là 1 quý 1 lần. Thường là cây sâu mục, cây khô (theo giấy phép) sau khi chặt hạ đem về kho, cán bộ sẽ làm văn bản đến Sở Tài chính xin hướng dẫn. Sở Tài chính sẽ giới thiệu sang một công ty có chức năng thẩm định giá trị củi, gỗ.

Có giá cơ sở đó, chúng tôi đem sang công ty có chức năng đấu thầu. Sau khi đấu thầu công khai, tiền thu về công ty nộp vào ngân sách nhà nước (có khấu trừ vào kinh phí duy tu, cắt tỉa, trồng mới do Công ty thực hiện cho thành phố)”, ông Hoàng nói.

Còn theo tiết lộ riêng của dân buôn gỗ, Hiện nay trên thị trường giá gỗ xà cừ cổ thụ, chất lượng gỗ tốt giá đang được người tiêu dùng ưa thích.

Anh Trần Văn Đoàn, chủ một xưởng mộc trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cho biết: “Giá gỗ xà cừ trong hai năm nay tăng từ 8,5 triệu/m3 gỗ lên 9 triệu/m3”.

Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì dự án này. Sau sự vào cuộc quyết liệt của giới truyền thông và phản ứng của dư luận, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục đã có quyết định tạm đình chỉ 3 cán bộ liên quan tới việc thay thế, chặt hạ cây xanh trên địa bàn trong thời gian qua.

Quyết định trên của Sở Xây dựng căn cứ vào thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại cuộc họp về thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn TP.

Chiều 23/3, Bí thư Thành ủy HN Phạm Quang Nghị đã yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm từ giám đốc, phó giám đốc, cán bộ của các sở, ngành liên quan và việc xử lý trách nhiệm không được né tránh, bao biện hay kiểu "hòa cả làng".

Nam Nam

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news