Tin mới

Cây tỏi: Vị thuốc quý nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên trồng trong vườn nhà

Thứ sáu, 30/06/2023, 11:09 (GMT+7)

Cây tỏi được xem là vị thuốc quý với nhiều tác dụng tuyệt vời, mỗi gia đình nên trồng trong vườn nhà.

Tên khoa học cây tỏi

Tên khoa học: Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.(E. subaphylla Gagnep.). Tên khác: Hành đỏ, hàng lào, tỏi lào, sâm đại hành. Cây tỏi thuộc họ: La đơn (Iridaceae). Phân bố: Tỏi đỏ thường mọc hoang ở nhiều nơi hoặc được trồng lấy củ (dò) để làm thuốc ở Nghệ An, Hà Tây, Quảng Nam, Hoà Bình, Hà Tĩnh,... Việc trồng tỏi đỏ khá đơn giản, chỉ cần vùi củ xuống đất và chăm sóc như trồng tỏi, hàng thông thường. Vì thế, các hộ gia đình cũng có thể trồng tại nhà.

Cây tỏi: Vị thuốc quý nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên trồng trong vườn nhà - Ảnh 1
 

Thành phần hóa học cây tỏi

Dựa theo nghiên cứu về thành phần hoá học của cây tỏi đỏ Eỉeutherine bulbosa Mill đã xác định 4 chất có trong cây bao gồm: izoeleutherin với độ chảy 177°, eieutherin độ chảy 175°, eleutherola độ chảy 202°-203° và một chất khác chưa xác định. Cả 3 hoạt chất này đều có tác dụng kháng sinh đối với chủng Staphylỉococ-cus aurcus.

Tác dụng cây tỏi

- Tỏi được dùng làm gia vị và làm thuốc. 

- Củ tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh Can, Vị, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, thông khiếu, giải phong, sát trùng; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, tẩy uế, kiết lỵ, trị giun móc, giun kim, phòng trị cảm cúm.

- Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn. Tỏi vỏ tím có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với streptomycin, penicillin, chloromycetin, aureomycin. Tỏi cũng có tác dụng ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1mcg/1ml.

Cây tỏi: Vị thuốc quý nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên trồng trong vườn nhà - Ảnh 2
 

- Tỏi có tác dụng chống amip và trùng roi (trichomonas).

- Tỏi có tác dụng chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.

- Tỏi có tác dụng hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.

- Tỏi có tác dụng làm tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Tỏi còn có tác dụng tốt như chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.

- Lá tỏi có nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là vitamin C. Vitamin C có tác dụng diệt khuẩn, tăng đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

- Ăn lá tỏi là một cách để giảm cholesterol tự nhiên và cũng là cách hạ huyết áp cho những người bị cao huyết áp. Ăn lá tỏi thường xuyên giúp tăng hiệu suất hoạt động của hệ tim mạch.

- Lá tỏi có thể giúp cơ thể phục hồi alycin - một chất có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư.

- Khi ăn lá tỏi, cơ thể sẽ tăng cường phóng thích insulin trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan. Nhờ đó, đường huyết được kiểm soát một cách hiệu quả.

- Lá tỏi giúp cải thiện khả năng lưu thông máu trong cơ thể, giảm tắc nghẽn mạch máu, giảm nguy cơ ung thư máu.

Cây tỏi: Vị thuốc quý nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên trồng trong vườn nhà - Ảnh 3
 

Bài thuốc từ tỏi

- Chữa cảm cúm: Chuẩn bị 3 tép tỏi, bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, cho vào cối sạch. Giã nát các tép tỏi. Sau đó, cho tỏi nát vào cốc, hãm trong 50g nước sôi. Sau nửa giờ đồng hồ, chắt lấy nước tỏi, nhỏ khoảng 2 – 3 giọt vào mỗi bên mũi. Nên nhỏ thuốc khoảng 2 – 3 lần/ngày.

- Chữa huyết áp, bổ thận: 1 con gà (khoảng nửa ký); 40g tỏi; Rượu vang; Gia vị. Cách thực hiện: Làm sạch gà, để ráo nước, thái mỏng nhuyễn tỏi. Hấp cách thủy gà với tỏi, rượu vang. Ăn món ăn này trong ngày, ăn khi nóng. Món ăn này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều hòa huyết áp, giúp bổ khí, sinh tinh.

- Giảm cholesterol trong máu: Chuẩn bị: 15g tỏi; 10g thảo quyết minh; 30g sơn tra. Cách thực hiện:

Bước 1: Tóc bỏ lớp vỏ lụa của tỏi. Rửa sạch, để ráo, thái mỏng.

Bước 2: Hãm tỏi với nước sôi. Cho thêm sơn tra và thảo quyết minh vào để ngâm cùng.

Bước 3: Ngâm tỏi, sơn tra và thảo quyết minh trong vòng 20 phút. Sau đó uống nước trong ngày, thay cho trà.

- Chữa đầy bụng, khó tiêu: 

Bước 1: Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch;

Bước 2: Giã nát tỏi;

Bước 3: Gói tỏi vào chiếc lá lốt mỏng.

Bước 4: Đặt gói tỏi vào rốn, dùng băng gạc để quấn cố định.

- Chữa đau răng: Khi bị đau răng, người bệnh có thể tự cải thiện bằng cách dùng một vài tép tỏi có thể tìm thấy tại nhà. Dùng 2 tép tỏi, giã nát, trộn với nước ấm. Ngâm tỏi trong vòng 10 phút. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch nước tỏi, chấm vào chỗ răng đang bị đau. Một số chất kháng sinh, kháng viêm tự nhiên trong tỏi sẽ giúp giảm đau nhức nhanh chóng.

Những người không nên ăn tỏi

- Người bị huyết áp thấp

- Người mắc bệnh gan

- Những người đang dùng thuốc chống đông máu

- Những người đang sốt, đang mang thai, đang bị nhiễm trùng chân răng nên cân nhắc trước khi ăn. 

- Người sắp làm phẫu thuật không nên ăn lá tỏi 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news