Tin mới

Cây xương sông: Loại cây mọc đầy vườn lại là vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Thứ ba, 11/07/2023, 11:00 (GMT+7)

Cây xương sống là loại cây mọc nhiều ở vườn, bán ngoài chợ với giá rẻ như cho nhưng lại là vị thuốc quý trong y học cổ truyền.

Tên khoa học cây xương sông

Cây xương sông có tên gọi khác là rau húng ăn gỏi, tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb), thuộc họ Cúc Asteraceae.

Đặc điểm, thành phần hóa học cây xương sông

Cây thân thảo sống dai, cao khoảng 1m hay hơn. Lá hình ngọn giáo, gốc thuôn dài, chóp nhọn, mép có răng cưa; cuống lá có khi có tai ngắn. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, tập hợp 2-4 cái ở nách các lá. Hoa màu vàng nhạt, mào lông màu trắng. Hoa cái ở xung quanh có tràng 3 răng; hoa lưỡng tính ở giữa có tràng 5 răng. Quả bế hình trụ, có 5 cạnh. Ra hoa tháng 1-2, có quả tháng 4-5.

Thành phần hóa học: Lá chứa tinh dầu 0,24% mà thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%); còn có p-cymen (3,28%), limonen (0,12%).

Cây xương sông: Loại cây mọc đầy vườn lại là vị thuốc quý trong y học cổ truyền - Ảnh 1
 

Tác dụng cây xương sông

- Chữa thấp khớp

- Chữa viêm họng

- Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ

- Chữa ho thông thường

- Chữa đầy bụng, khó tiêu

- Chữa đau nhức răng

- Chống dị ứng, tăng khả năng tình dục

Bài thuốc từ cây xương sông

- Chữa thấp khớp: Dùng lá xương sông giã nát, sao nóng, chườm lên vùng đau nhức hoặc viêm tấy, có thể bó lá tại chỗ, để qua đêm càng tốt. Số lượng lá xương sông tùy thuộc vào vùng tổn thương.

- Chữa viêm họng: Sử dụng từ 5-10 lá xương sông bánh tẻ, rửa sạch để ráo nước, đập nhẹ (để giải phóng tinh dầu) sau đó nhúng vào giấm để ngậm. Làm liên tục từ 5 - 7 ngày bệnh sẽ tiến triển rõ rệt. Bài thuốc này có tác dụng tốt với viêm họng cấp hoặc mạn tính, viêm amidan, viêm thanh quản kể cả trường hợp đã mất tiếng...

- Chữa ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Dùng từ 2 - 3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với khoảng 5 thìa mật ong, đem hấp cách thủy trong khoảng 10 phút rồi lấy ra, chắt nước để uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể ăn cả lá.

- Chữa ho thông thường: Dùng lá xương sông cùng với lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, cho tất cả vào hấp với đường phèn hoặc mật ong để ngậm. Bài thuốc này có kết quả tốt trong điều trị chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.

Lá xương sông còn có thể làm món chả cuốn thơm ngon đưa cơm. Ảnh internet
Lá xương sông còn có thể làm món chả cuốn thơm ngon đưa cơm. Ảnh internet

- Chữa đầy bụng, khó tiêu: Dùng 30g lá xương sông, 30g tía tô, sinh khương 10g, hậu phác 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đem sắc với 3 bát nước, đun sôi trong 10 phút, sau đó rót ra bát uống dần.

- Chữa đau nhức răng: Sử dụng 20g rễ xương sông rửa sạch phơi khô, hoàng liên 10g, cho vào chai ngâm với rượu trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được, sau đó dùng bông chấm thuốc bôi vào răng lợi.

- Chống dị ứng, tăng khả năng tình dục: Sử dụng thịt con trai băm với thịt lợn, gói lá xương xông, nướng; hoặc dùng thịt bò gói xương sông nướng trên bếp.

- Lưu thông khí huyết, giúp trẻ lâu: Uống nước hãm (hoặc nước sắc loãng) hạt xương sông. Không dùng lâu vì có tác dụng phụ như khô háo trong người gây táo bón.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news