Tin mới

Cha con Giang Kim Đạt "rửa" hơn 260 tỉ ra sao?

Thứ năm, 27/10/2016, 10:46 (GMT+7)

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng về nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền do phạm tội mà có, Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển đứng tên mở tài khoản ngân hàng chuyên để nhận tiền từ các phi vụ làm ăn này.

Để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng về nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền do phạm tội mà có, Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển đứng tên mở tài khoản ngân hàng chuyên để nhận tiền từ các phi vụ làm ăn này.

Vnexpress đưa tin, theo cáo buộc trong thời gian làm việc, Giang Kim Đạt cùng ông Trần Văn Liêm (Tổng giám đốc  Công ty TNHH Một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines) và kế toán trưởng Trần Văn Khương đã chiếm đoạt hơn 260 tỷ đồng qua các dự án mua tàu khai thác kinh doanh cho thuê tàu biển.

Cụ thể, ngày 27/7/2006, Vinashinlines ký mua tàu M/V Evelyn của công ty Ocean Marine S.A of Panama với giá hơn 6,2 triệu USD. Là quyền trưởng phòng kinh doanh, trong quá trình giao dịch, Đạt đã thoả thuận qua công ty môi giới Marvin Shipping LTD để hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng và nhận được hơn 1,9 tỷ đồng “lại quả” gửi vào tài khoản của ông Giang Văn Hiển (bố đẻ của Đạt).

Cùng ngày, Vinashinlines còn ký hợp đồng mua tàu Asta của Công ty Asta Ltđ, Vincent & The Grenadines (Croatia). Thương vụ này, Đạt hưởng hơn 3 tỷ đồng tiền hoa hồng. Đầu tháng 3/2007, Đạt đại diện thương thảo mua tàu Samjohn Captain của Công ty Okean Maritime Corporation E.N.E of Athen (Hy Lạp) và được hưởng 2% tổng giá trị tiền mua (tương đương hơn 6,4 tỷ đồng).

Trần Văn Liêm, Trần Văn Khương, Giang Kim Đạt, Giang Văn Hiển - Ảnh: Công an nhân dân

Theo cáo buộc, Đạt còn chiếm hưởng riêng gần 250 tỷ đồng thông qua việc 9 hợp đồng cho thuê tàu. Số tiền này gửi vào 22 tài khoản ngân hàng của ông Hiển để đứng tên mua đất, nhà chung cư, biệt thự tại Việt Nam và nước ngoài.

Nhờ bố đẻ mở hàng chục tài khoản ngân hàng nhận hơn 260 tỷ đồng

Liên quan đến vụ án, Báo Tuổi trẻ thông tin thêm, để tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng về nguồn gốc bất hợp pháp của số tiền do phạm tội mà có, Giang Kim Đạt đã nhờ bố đẻ là Giang Văn Hiển đứng tên mở tài khoản ngân hàng chuyên để nhận tiền từ các phi vụ làm ăn này.

Giang Văn Hiển đã trực tiếp mở 22 tài khoản ngoại tệ (USD, SGD) tại 4 ngân hàng trong nước và các công ty nước ngoài đã 92 lần chuyển khoản vào các tài khoản trên của ông Hiển tổng cộng 15 triệu USD, tương đương hơn 260 tỷ đồng.

Sau khi tiền về tài khoản, Giang Văn Hiển rút tiền mặt đưa cho con trai để ăn chia với Liêm, Khương như thỏa thuận. Đạt chuyển cho Liêm tổng cộng 3 tỉ đồng, Khương 1,7 tỉ đồng còn hơn 255 tỉ đồng Đạt bỏ túi.

Số tiền trên được cha con Đạt mua 40 bất động sản gồm nhà, đất và mua đi bán lại 13 ôtô do Giang Văn Hiển, Nguyễn Thị Ngân và những người thân trong gia đình Đạt đứng tên. Giang Kim Đạt cũng đứng tên mua một căn hộ trị giá 3,6 triệu đô la tại Singapore. Trước đó, Đạt đã mua căn khác tại đảo Sentosa, Singapore nhưng đã bán.

Cáo trạng xác định Giang Văn Hiển nhận thức được mục đích của việc Đạt đề nghị mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau là để tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, nhận thức số tiền các công ty nước ngoài gửi vào tài khoản của mình là tiền bất hợp pháp nhưng vẫn tích cực thực hiện.

Tháng 8/2010, khi Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án cố ý làm trái để điều tra các dấu hiệu sai phạm tại Tập đoàn Vinashin thì Giang Kim Đạt bỏ trốn sang Campuchia, sử dụng hộ chiếu mang tên Bùi Đức Thắng để đi lại giữa Campuchia và Singapore.

Đến ngày 7/7/2015, nhờ tương trợ tư pháp và truy nã của Interpol, Giang Kim Đạt đã bị bắt khi đang lẩn trốn ở nước ngoài. Hiện bị cáo đang bị tạm giam tại Trại tạm giam B14 Bộ Công an, chờ ngày hầu tòa.

Cũng theo báo Vnexpress, cáo trạng quy kết, kế toán trưởng Khương đã nhận 1,7 tỷ đồng khi ông Liêm đưa trong khi biết rõ đây là tiền hoa hồng từ việc mua tàu của Vinashinlines nhưng không đưa vào sổ sách. Hành vi của ông Khương và Liêm đều bị truy tố về tội Tham ô tài sản.

Trước đó, theo báo Sài Gòn giải phóng, lên quan tới vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng Công ty TNHH Một thành viên Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 4 bị can trong vụ án này với tội danh “Tham ô tài sản” và “Rửa tiền”.

Theo đó, đối với tội danh “Tham ô tài sản”, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố 3 bị can gồm: Trần Văn Liêm (61 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Vinashinlines), Trần Văn Khương (66 tuổi, nguyên Kế toán trưởng Vinashinlines) và Giang Kim Đạt (39 tuổi, nguyên Quyền Trưởng phòng Kinh doanh Vinashinlines).

Cáo trạng của cơ quan tố tụng cũng truy tố tội danh “Rửa tiền” đối bị can Giang Văn Hiển ( 66 tuổi, trú tại phường Bình An, quận 2, TPHCM). Đáng chú ý, bị can Giang Văn Hiển chính là bố đẻ của bị can Giang Kim Đạt.

Tội rửa tiền được quy định tại điều 251 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

1.Nguời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp của tiền, tài sản đó;

b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

2....

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

....

 

4. Nguời phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Xem thêm video:

[mecloud]hU1UC7PhJd[/mecloud]

Cự Giải (tổng hợp)

 

Tội rửa tiền được quy định tại điều 251 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau:

1.Nguời nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch liên quan đến tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp của tiền, tài sản đó;

b) Sử dụng tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản biết rõ là do phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết rõ là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do phạm tội mà có.

2....

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

....

4. Nguời phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản phạm tội, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news