Chiến thắng của Donald Trump đã chỉ rõ một điều rằng, người Mỹ đang đòi hỏi sự thay đổi Chính sách cả về đối nội và đối ngoại. Đó là lý do ứng viên đảng Cộng hòa được lựa chọn, với kỳ vọng sẽ mang đến những đổi mới mang tính đột phá của người dân Mỹ.
Hôm 11/11, Tổng thống đương nhiệm Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump đã có cuộc hội đàm đầu tiên ở Nhà Trắng. Trước đó, Obama nhiều lần nói rằng Trump không phải người "phù hợp với văn phòng tổng thống", trong khi Trump thì gọi nhiệm kỳ 8 năm của Obama là một "thảm họa" đối với nước Mỹ.
Tuy nhiên, theo lời của Trump, cuối cùng, họ cũng đã tạo được "tương tác tuyệt vời" trong suốt cuộc gặp.
Obama và Trump trong cuộc hội đàm đầu tiên tại Nhà Trắng hôm 11/11. Ảnh: AP |
"Đó là một vinh dự lớn lao và tôi mong muốn sẽ được làm việc cùng ngài nhiều lần hơn nữa trong tương lai", Reuters dẫn lời Trump nói với Obama trong cuộc gặp.
Về phần mình, Barack Obama nói với các phóng viên rằng ông và người kế nhiệm đã có một cuộc đối thoại tuyệt vời về các chính sách đối nội và đối ngoại.
[mecloud]oMzGzkx7JG[/mecloud]
Theo nhà báo Kimberley A. Strassel của tờ Wall Street Journal, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi Trump tỏ ra "dễ chịu" với ông chủ hiện tại của Nhà Trắng.
"Trump có được chiến thắng này là nhờ Obama", Strassel nhấn mạnh.
"Sự thất bại của Hillary Clinton đã đẩy đảng Dân chủ vào đống lửa chỉ còn cháy âm ỉ, giới lãnh đạo đảng Dân chủ chỉ ngón tay vào bất cứ ai và bất cứ điều gì để đổ lỗi: James Comey (Giám đốc FBI); Robby Mook (Giám đốc chiến dịch tranh cử của bà Clinton); sự ngăn chặn các cử tri; Wikileak; sự phân biệt giới tính. Nhưng hầu như không có sự đề cập nào đến người đứng đầu, và cũng là người trực tiếp dẫn đến sự đi xuống đáng kể nhất của đảng này trong lịch sử: Obama", nhà báo Mỹ khẳng định.
Nữ nhà báo này kêu gọi cần chú ý đến một thực tế rằng, trong nhiệm kỳ tổng thống của Obama, đảng Dân chủ đã dần nhượng lại ghế của họ cho đảng Cộng hòa ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Tương tự như vậy, số lượng thống đốc các bang là người của đảng Dân chủ đã giảm từ 29 xuống 15.
"Đảng Dân chủ đã năm giữ 60 trong số 99 ghế ở quốc hội vào năm 2010. Đến nay, con số ấy chỉ còn 30", nữ nhà báo này cho biết thêm.
"Kết quả của cuộc bầu cử hôm thứ Ba (8/11) là một câu trả lời cho một chính phủ nhắm mục tiêu phi lợi nhuận bảo thủ, bỏ mặc những cựu chiến binh trong những danh sách chờ đợi, phá hỏng quyền lợi vè sức khỏe vầ đẩy thế giới vào đống lửa", Strassel nhấn mạnh.
Theo nhà báo này, "đảng Cộng hòa đắc cử chẳng khác nào sự chống đối với những chính sách của Obama", và điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tận dụng mọi nỗ lực để thay đổi, làm mọi thứ trở nên tốt hơn.
Chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump chính là "dấu chấm hết" cho di sản Obama. Ảnh: Reuters |
Jacob G. Hornberger, người sáng lập và là chủ tịch Quỹ Tương lai của tự do (FFF) cảnh báo rằng, Donald Trump sẽ không tiếp nối di sản chính sách ngoại giao của Bush và Obama.
"8 năm trước, Tổng thống Obama đã có cơ hội để thay đổi xu hướng hiếu chiến diễn ra dưới thời Tổng thống Bush và thiết lập an ninh quốc gia Mỹ. Thay vào đó, Obama quyết định giữ lại những di sản trong nhiệm kỳ của Bush. Không có gì phải nghi ngờ khi tin rằng Obama, không giống như Bush, lẽ ra đã có thể giành chiến thắng trong những cuộc chiến tranh vô tận mà Bush đã bắt đầu", Hornberger viết trong một bài bình luận của mình.
[mecloud]Zhuw4cMQSC[/mecloud]
Tuy nhiên, di sản chính sách ngoại giao của Obama là cái chết và sự hủy diệt, học giả Mỹ nhấn mạnh.
Theo Hornberger, người Mỹ muốn "một hướng đi mới" khi nói đến chính sách đối ngoại.
"Đó là một phần trong những gì mà chiến dịch tranh cử của Trump đề cập đến. Người Mỹ đã quá chán nản và mệt mỏi với những cuộc chiến tranh không bao giờ kết thúc ở Afghanistan, Iraq, Libya, Syria, Yemen, và các nơi khác", ông nhấn mạnh.
"Người Mỹ cũng mệt mỏi vì mất kiểm soát các khoản chi tiêu và nợ nần đi cùng những cuộc chiến. Bằng việc bầu cho Trump, rõ ràng người Mỹ đang đòi hỏi một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại", Hornberger nói thêm.
Tổng thống Serbia Tomislav Nikolic chia sẻ một quan điểm tương tự.
"Người dân Mỹ đã mệt mỏi với những cuộc xung đột với các nước khác và những cuộc can thiệp ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử, người Mỹ đã cho thấy rằng họ không chấp nhận những cuộc chiến tranh", ông nói Nikolic trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Sputnik.
Andrew Korybko, một nhà phân tích chính trị tin rằng Trump sẽ tạo ra thay đổi trong các chính sách đối nội và đối ngoại.
"Trump muốn điều chỉnh hệ thống kinh tế toàn cầu mà người tiền nhiệm của ông đã thực hiện", "đưa Mỹ trở lại vị trí thống trị toàn cầu", nhà phân tích chính trị giả định.
[mecloud]f2R5rOeqQJ[/mecloud]
Lê Huyền (Sputnik)