(Tinmoi.vn)Công văn 2493/TCT-TNCN vừa có hiệu lực từ ngày hôm nay, thông tư nêu rõ “ người vợ sẽ phải nộp thuế TNCN với phân nửa khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân khi người chồng chết”.
Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn việc xác định thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với thu nhập từ thừa kế. Cụ thể, nếu số vốn cổ phần đứng tên chồng có căn cứ xác nhận là tài sản chung của hai vợ chồng, thì khi người chồng mất đi, việc xác định phần vốn đứng tên người chồng thuộc sở hữu của người vợ thực hiện theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng, theo di chúc hoặc theo quyết định của Tòa án.
Nếu phần vốn đứng tên chồng thuộc sở hữu của người vợ theo quy định của pháp luật, thì khi chuyển sang tên người vợ không phải là khoản thu nhập từ thừa kế nên không chịu thuế TNCN.
Phần vốn đứng tên chồng thuộc sở hữu của người chồng khi chuyển sang tên cho vợ hoặc cho các hàng thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật là khoản thu nhập từ thừa kế chịu thuế TNCN.
Công văn 2493/TCT-TNCN
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu số vốn cổ phần đứng tên chồng có căn cứ xác nhận là tài sản chung của hai vợ chồng thì khi người chồng mất đi, việc xác định phần vốn đứng tên người chồng thuộc sở hữu của người vợ sẽ thực hiện theo thỏa thuận giữa hai vợ chồng, theo di chúc hoặc theo quyết định của Tòa án. Theo đó, nếu phần vốn đứng tên chồng thuộc sở hữu của người vợ theo quy định của pháp luật thì khi chuyển sang tên người vợ không phải là khoản thu nhập từ thừa kế nên không chịu thuế thu nhập cá nhân.Phần vốn đứng tên chồng thuộc sở hữu của người chồng khi chuyển sang tên cho vợ hoặc cho các hàng thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật là khoản thu nhập từ thừa kế chịu thuế thu nhập cá nhân.
Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Tổng cục Thuế cho biết:
“Số thu ngân sách nhà nước từ thuế TNCN đối với hoạt động thừa kế rất ít, bình quân chỉ khoảng 30 tỷ đồng/năm. Có lẽ do số thu ít, không ảnh hưởng đến thu nhập của đại đa số người dân nên Quốc hội vẫn quyết định thu thuế từ khoản thu nhập này để bảo đảm đúng bản chất của sắc thuế trực thu đánh vào cá nhân là đã có thu nhập đến mức nào đó đều phải nộp thuế, bảo đảm sự công bằng trong xã hội, chứ không phải vì tăng thu cho ngân sách”
Như vậy, với hướng dẫn này của Tổng cục Thuế thì người vợ sẽ phải đóng thuế TNCN khi nhận phần tài sản mà chính mình đã góp phần mồ hôi nước mắt để tạo lập ra; điều này liệu có thỏa đáng?
Căn cứ theo quy định của luật Hôn nhân Gia đình, tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của hai vợ chồng và đây là Tài sản chung hợp nhất.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự thì tài sản chung hợp nhất được hiểu như sau:
Điều 217. Sở hữu chung hợp nhất
1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.
2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì người vợ, người chồng mỗi người đều có toàn bộ quyền trên khối tài sản chung, không thể phân biệt rằng người này có một nửa quyền trên phần tài sản này, người kia có một nửa quyền trên phần tài sản kia.
Và vì lẽ đó, việc người vợ nhận phần tài sản chung sau khi người chồng mất đi chỉ có ý nghĩa là số người có quyền sở hữu đối với khối tài sản chung đã giảm đi một người, chứ không hề có sự chuyển giao tà
Bà Tạ Thị Phương Lan cũng cho biết thêm:
“Hiện tại, ngành thuế đang xây dựng cơ sở dữ liệu về thu nhập của mọi tổ chức, cá nhân để quản lý thuế. Đối với doanh nghiệp, trong vòng 10 năm có thể họ đã giải thể, phá sản, dừng hoạt động, nên truy thu thuế khó hơn. Còn với cá nhân nhận thừa kế, nếu họ còn sống, ngân sách hoàn toàn có thể thu được khoản thuế TNCN diễn ra trong vòng 10 năm. Nếu không nộp thuế thì người nhận thừa kế không được pháp luật thừa nhận quyền sở hữu đối với chứng khoán các loại; vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; tài sản có giá trị khác nên khi có tranh chấp pháp lý xảy ra, người nhận thừa kế sẽ bị thua thiệt.”
Quỳnh Hoa