Mọi người đều biết giấc ngủ rất quan trọng, chỉ có giấc ngủ tốt mới giúp chúng ta làm việc hiệu quả và tinh thần phấn chấn vào ngày hôm sau. Nhưng công việc bận rộn, nhiều lần tiệc tùng và thức khuya khiến chúng ta mắc nợ giấc ngủ ngày càng nhiều, cuối cùng tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người nghĩ rằng thiếu ngủ vài tiếng không là vấn đề lớn, nhưng nợ giấc ngủ cũng tích lũy dần dần.
Như người ta thường nói, nợ nên trả sớm đừng muộn. Người trưởng thành cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe. Vậy nếu thiếu ngủ 2 tiếng sẽ như thế nào?
Giữa việc ngủ 6 tiếng và 8 tiếng có gì khác biệt. Trước hết, chúng ta hãy xem xét tại sao người trưởng thành ngủ 8 tiếng tốt cho cơ thể. Chỉ có việc đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày mới có thể làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Và giấc ngủ đầy đủ là điều kiện để chúng ta có đủ năng lượng, giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi.
Ngủ 6 tiếng mỗi ngày sẽ làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi
Ngủ sáu tiếng mỗi ngày không đủ để cơ thể thực sự thư giãn, khiến bộ não vẫn ở trong trạng thái căng thẳng. Điều này khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và cảm giác chưa ngủ đủ. Ngày hôm sau bạn sẽ khó dậy và vẫn muốn ngủ thêm. Ngay cả khi bạn cố gắng thức dậy, cả ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không có tinh thần. Điều này xảy ra bởi vì bộ não của bạn chưa thực sự tỉnh táo, cả người mệt mỏi.
Ngủ mỗi ngày 6 tiếng, da xuống cấp, quá trình tái tạo tế bào chậm lại
Chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày không đủ để cho tất cả các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ. Đi ngủ trước 11 giờ tối là theo quy luật đồng hồ sinh học của cơ thể. Nếu bạn thức đến 1, 2 giờ sáng mỗi ngày mà không chịu đi ngủ, da sẽ bắt đầu phản ứng, trở nên tồi tệ hơn. Thêm vào đó, khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng giảm đi, quá trình tái tạo tế bào chậm lại, và hệ thống nội tiết bên trong cơ thể sẽ bị rối loạn.
Ngủ mỗi ngày 6 tiếng, con người trở nên già đi, hệ nội tiết mất cân đối, dễ tăng cân
Nếu bạn ngủ 6 tiếng trong một thời gian dài, hậu quả sẽ tích tụ dần dần. Khi bạn còn trẻ, có thể bạn không cảm nhận được sự khác biệt, nhưng khi bạn qua tuổi 30, bạn sẽ phát hiện mình trở nên già hơn so với những người cùng tuổi, có nhiều nếp nhăn trên mặt, và các đốm nâu cũng bắt đầu xuất hiện. Thiếu ngủ trong thời gian dài cũng khiến hệ thống nội tiết trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến tình trạng tăng cân.
Ngủ mỗi ngày 6 tiếng, rủi ro mắc bệnh tim mạch và bệnh não tăng cao
Những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày dễ mắc phải bệnh tim, lão hóa động mạch, nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên, thậm chí có nguy cơ tử vong đột ngột. Ngoài ra, những người thiếu ngủ thường có xu hướng trầm cảm.
Nếu bạn muốn có giấc ngủ tốt, cần bỏ thói quen thức khuya và học mấy mẹo sau đây để nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
1. Hãy đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ mờ ảo. Nếu không lựa chọn được ánh sáng thì hãy đeo mặt nạ khi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Nhiệt độ phòng từ 15,6 đến 22,2 độ C là lý tưởng nhất cho giấc ngủ.
2. Chọn một nệm thoáng mát giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ. Nên chọn nệm làm từ vật liệu thoáng khí như cotton, lanh, sợi tre và các vật liệu khác.
3. Không nên ăn quá no hoặc quá đói trước khi đi ngủ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn cảm thấy đói trước khi đi ngủ, bạn có thể ăn một miếng bánh quy toàn lúa mạch hoặc uống một ly sữa. Uống trà hạt sen cũng giúp thư giãn, kích thích não tiết ra serotonin, giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.
4. Tránh sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Bởi vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ làm giảm sự tiết ra của melatonin, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Vì vậy, nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh, hãy đảm bảo bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Đừng xem thường việc ngủ thêm 2 tiếng, lợi ích cho sức khỏe thực sự rất lớn. Đi ngủ sớm và thức dậy sớm giúp cơ thể có đủ năng lượng, nâng cao hiệu suất công việc và học tập. Thức khuya thường xuyên chỉ làm hại cơ thể của bạn. Theo thời gian, sức khỏe của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.