Tin mới

Chuyên gia phong thuỷ hướng dẫn cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên và thần tài giữ phúc khí cho gia chủ

Thứ năm, 03/02/2022, 14:00 (GMT+7)

Cách rút chân nhang bàn thờ, văn khấn xin rút chân nhang và bao sái ban thờ thần tài, văn khấn sau khi rút chân nhang các gia chủ cần đặc biệt chú ý. 

Rút chân nhang bàn thờ Gia tiên và Thần tài

1. Rút chân nhang bàn thờ khi nào?

Bát nhang trong tâm niệm của người Việt được xem là linh vật trên bàn thờ, là cầu nối giữa người còn sống với thế giới tâm linh.

Do đó việc chăm sóc, giữ sạch sẽ cho bàn thờ được xem là việc làm thể hiện sự trân trọng và tôn kính của gia chủ đối với gia tiên và thần linh và việc rút chân nhang bàn thờ là việc làm quan trọng, không thể tùy tiện thực hiện. 

Vào những ngày cuối năm, từ 23 đến 30 tháng Chạp âm lịch, mọi người sẽ tiến hành thực hiện công việc rút chân nhang trên bàn thờ thần tài và gia tiên.

Rút chân nhang bàn thờ thường được tiến hành vào ngày 23 đến 30 tháng Chạp. Ảnh: Internet
Rút chân nhang bàn thờ thường được tiến hành vào ngày 23 đến 30 tháng Chạp. Ảnh: Internet

Nguyên tắc của việc rút chân nhang chính là chỉ nên rút vào các ngày 23 tháng Chạp, ngày vía thần tài và ngày Rằm tháng 7.

Trong phong tục của người Việt xưa, việc rút chân nhang là việc cần làm bởi bát nhang sau 1 năm thường nhiều chân nhang và cần phải tỉa bớt để gọn gàng hơn. 

Việc này theo quan niệm cũng thể hiện sự thông thoáng, giúp cho vận khí tốt hơn và tài lộc dồi dào hơn.

2. Cách bao sái bàn thờ gia tiên và thần tài

Rút chân hương bàn thờ thần tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc cầm cả nắm. 

Ngoài ra, gia chủ cũng cần đặc biệt lưu ý để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân lang theo số lẻ như 5-7-9, số chân hương lược bớt được mang đi hoá hoặc cắm trong gốc cây ở vườn nhà.

Cũng cần đặc biệt chú ý về việc chọn người thực hiện, bạn nên chọn người chu đáo, cẩn thận để thể hiện một cách thành kính nhất. 

Trước khi thực hiện cũng nên tắm rửa sạch sẽ để đảm bảo sự thành kính. 

3. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng Ông Công ông Táo?

Đa phần các gia đình sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng và tỉa chân nhang vào dịp 23 tháng Chạp tức ngày ông Công ông Táo. 

Vậy tỉa chân nhang vào thời điểm nào là phù hợp? Đại đa số đều cho rằng nên dọn bát hương và tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp.

Trong khi số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang sau Rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng nhưng phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

Cách rút chân nhang bàn thờ thần tài

Trước khi tiến hành tỉa chân nhang bàn thờ thần tài, các gia chủ nên lau dọn bàn thờ một cách sạch sẽ để thể hiện sự trang nghiêm cũng như kính trọng cùng lòng thành kính dành cho thần linh. 

Mẹo rút chân nhang bàn thờ thần tài giúp gia chủ vẫn giữ được vận khí tốt. Ảnh: Internet
Mẹo rút chân nhang bàn thờ thần tài giúp gia chủ vẫn giữ được vận khí tốt. Ảnh: Internet

1. Vệ sinh và lau dọn bàn thờ thần tài

Vệ sinh bàn thờ thần tài và bàn thờ gia tiên, các gia chủ cần thực hiện tỉ mỉ và cực kỳ cẩn thận. Đây được xem là bước đầu tiên mà các gia chủ cần thực hiện trong việc rút chân nhang bàn thờ thần tài. 

- Ăn mặc chỉnh tề và tắm rửa sạch sẽ trước khi thực hiện bao sái, lau dọn bàn thờ. 

- Chuẩn bị rượu trắng giã với gừng.

- Khăn sạch dùng riêng để lau bàn thờ.

- Tiến hành lau bát hương, đến tượng Thần tài - Thổ địa sau đó đến khảm thờ hoặc ngai thờ đến các vật phẩm thờ cúng khác. 

2. Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài

Nếu như nhà bạn không thể rút chân hương vào các ngày đã đề cập phía trên thì bạn có thể kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng. 

Các gia chủ có thể khấn bài rút chân nhang dưới đây sau đó mới tiến hành làm thủ tục cúng rằm nhé!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang cai quản tại địa chỉ:.........

Hôm nay là ngày ......... tháng ......., con xin phép được bao sái lại bàn thờ các quan để cho sạch sẽ, mong chư vị chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách rút chân nhang bàn thờ gia tiên

Văn khấn tỉa chân nhang ban thờ Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp...hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ bàn thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp bàn thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news