Thời xưa, các cung tần, mỹ nữ phải đạt tiêu chuẩn đánh giá sắc đẹp mới được trở thành thê thiếp của Hoàng đế, chỉ cần thiếu 1 điều kiện cũng bị loại “từ vòng gửi xe”. Thời kỳ tuyển chọn thê thiếp nhiều nhất trong lịch sử của Trung Quốc chính là vào thời nhà Minh. Hoàng đế lựa chọn thê thiếp vô cùng cẩn trọng để tránh sự hỗn loạn chốn hậu cung như ở các thời kỳ trước.
Các phi tần sẽ được lựa chọn trong dân chúng, những người con gái nhà nghèo để tránh có quan hệ họ hàng ngoại tộc, ảnh hưởng đến địa vị Hoàng đế. Khi Hoàng tử tới độ tuổi thích hợp, dân chúng sẽ gửi con gái vào cung để chọn ra được những mỹ nữ phù hợp.
Sơ bộ, Hoàng cung sẽ chọn những cô gái ở độ tuổi từ 15 tuổi đến 20 tuổi. Quy mô của cuộc tuyển chọn lên tới 5.000 người. Tiếp theo là đến cấp độ đánh giá chiều cao và cân nặng, trong đợt kiểm tra này sẽ loại thêm 1.000 người nữa.
Tới bài kiểm tra thứ 2, các cô gái phải trải qua soi xét chi tiết về các đặc điểm trên khuôn mặt, làn da, mái tóc, ngón chân… và Hoàng cung sẽ tiếp tục loại trừ 2.000 người. Sau đó, các cô gái qua tuyển chọn sẽ được yêu cầu về tỷ lệ cơ thể so với chiều dài chân. Sau bài kiểm tra này, sẽ chỉ còn lại 1.000 người may mắn được ở lại.
1.000 mỹ nữ này lại tiếp tục trải qua bài kiểm tra thể chất cuối cùng là cởi bỏ y phục và soi cụ thể vào từng góc trên cơ thể. Chỉ cần 1 vấn đề nhỏ như sẹo, thâm, sần sùi… cũng sẽ lập tức bị đuổi. Người đạt tiêu chuẩn hoàn mỹ để "phục vụ" Hoàng đế phải có cơ thể tuyệt đối không có sẹo và thâm.
Sau tất cả, sẽ chỉ còn khoảng 300 mỹ nữ được ở lại. Những người này sẽ sống chung cùng nhau một tháng để kiểm tra tính cách, xem có đủ tốt để làm thê thiếp của Hoàng đế hay không. Sau một tháng, thông thường chỉ có 50 người vượt qua bài kiểm tra và được đích thân Hoàng đế gặp mặt, chấm điểm và chọn ra người phù hợp hầu hạ bên cạnh mình.
Ảnh minh họa