Vào thời kỳ những kẻ vũ phu nắm quyền điều hành Trung Quốc, việc các tướng lĩnh quân phiệt vợ con thành đàn chẳng phải là chuyện gì lạ.
Tuy nhiên, việc Phạm Thiệu Tăng, tướng lĩnh quân đội Tứ Xuyên có tới 40 bà vợ có thể nói là chuyện xưa nay hiếm…
Trong số các quân phiệt Trung Quốc thì Phạm không phải là một kẻ nổi tiếng. Theo các tư liệu công khai thì Phạm là người huyện Đại Trúc, Tứ Xuyên. Từ nhỏ, Phạm Thiệu Tăng là người nổi tiếng nghĩa hiệp, hào sảng, thẳng thắn. Lớn lên, Phạm Thiệu Tăng từng theo anh làm thảo khấu. Trong thời kỳ những kẻ có súng là vua thì Phạm Thiệu Tăng chính là một kẻ rất có thực lực cũng như thế lực. Trên chiến trường, Phạm Thiệu Tăng nổi tiếng chiến đấu như không biết sợ còn trên tình trường thì Phạm càng là kẻ đắc chí. Bất cứ người phụ nữ nào lọt vào mắt của Phạm, Phạm đều lấy về làm vợ. Vì vậy, chỉ trong vài năm, số vợ của Phạm đã lên đến con số 40.
Phạm Thiệu Tăng. |
Tuy nhiên, Phạm Thiệu Tăng chỉ phong lưu chứ không phải là kẻ hạ lưu. Không giống như những tướng quân phiệt khác, coi vợ như món đồ chơi, Phạm Tăng cực kỳ trân trọng và lãng mạn với những người vợ của mình. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Phạm Thiệu Tăng đã bỏ một số tiền lớn để xây dựng một khu nhà rất lớn ngay đối diện đại lễ đường của thành phố Trùng Khánh, đặt tên là Phạm Trang.
Các vợ lớn vợ bé của Phạm Thiệu Tăng đều được đưa vào ở trong Phạm Trang, mỗi người có một chỗ ở riêng. Mỗi khi Phạm Thiệu Tăng không phải làm việc, đều đến Phạm trang để vui đùa cùng 40 bà vợ của mình.
Việc quản lý một khu nhà chẳng khác một hậu cung với 40 bà vợ quả thật không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, về phương diện này thì Phạm Thiệu Tăng lại là một người rất thông minh. Phạm đặt ra chức tổng quản sự và một số quản sự giúp việc. Bên dưới gồm có nhân viên lái xe, bảo vệ, nhân công làm vườn, chuyển hàng, tạp vụ, đầu bếp Trung Quốc, đầu bếp tây,… Tổng cộng có tới hơn một trăm người cùng lúc phục vụ chuyện ăn ở của 40 bà vợ của Phạm.
Trong số những người vợ của mình, Phạm Thiệu Tăng đặc biệt sủng ái bà vợ thứ 17. Đối với người vợ này, Phạm Thiệu Tăng mặc dù là tướng quân song cực kỳ ngoan ngoãn, nói gì nghe nấy, cưng chiều hết mực. Cô vợ thứ 17 này không chỉ xinh đẹp hơn người mà còn rất giỏi đoán tâm lý đàn ông. Mỗi lần cô cất giọng nhỏ nhẹ như mật ngọt, một kẻ vũ phu như Phạm Thiệu Tăng luôn cảm thấy được vuốt ve, an ủi. Vì thế, tại Phạm Thiệu Tăng, dù là trên sân bóng hay ở bể bơi, người ta lúc nào cũng thấy tướng quân họ Phạm và dì 17.
Mặc dù cưng chiều các bà vợ hết mực, song không vì thế mà Phạm Thiệu Tăng tránh được chuyện những bà vợ tìm cách vượt rào để đi theo tiếng gọi tình yêu. Tuy nhiên, cách Phạm Thiệu Tăng xử lý chuyện vợ mình Ngoại tình cũng khiến người đời phải có một cách nhìn hoàn toàn khác về một tướng quân phiệt như Phạm. Sự khoan dung, độ lượng của Phạm Thiệu Tăng có thể nói là hiếm có tướng lĩnh quân phiệt nào làm được.
Chuyện kể rằng vào mùa xuân năm 1933, Tử Cúc, một cô vợ bé của Phạm Thiệu Tăng khi đó đang theo học tại Trùng Khánh đã đem lòng yêu một chàng trai cùng trường tên là Vương Thế Quân. Mặc dù là gái đã có chồng song Tử Cúc vẫn yêu anh chàng họ Vương say đắm. Và mọi chuyện bắt đầu trở nên rắc rối khi chuyện ngoại tình ở trường của cô vợ bé đến tai Phạm Thiệu Tăng. Vị tướng quân họ Phạm đương nhiên vô cùng tức giận. Vương Thế Quân bị bắt tới Phạm trang nhốt lại. Ai cũng nghĩ rằng tai họa sắp giáng xuống đầu của hai người trẻ tuổi bồng bột. Lúc đó, cha ruột của Tử Cúc và Vương Thế Quân cũng đến gặp Phạm để cầu xin Phạm tha cho con mình. Mẹ của Vương cũng nước mắt lưng tròng, quỳ gối dập đầu bên ngoài cửa Phạm trang để xin Phạm tha cho con mình một con đường sống.
Xuất thân thảo khấu, bản thân Phạm Thiệu Tăng là một kẻ chẳng được học hành tử tế. Tuy nhiên, Phạm lại là người rất trọng tình nghĩa và đề cao nghĩa khí. Bình tĩnh trở lại, Phạm nghĩ: Dẫu sao Tử Cúc cũng là vợ mình, một đêm vợ chồng, trăm năm ân nghĩa. Nghĩ tới, nghĩ lui, cuối cùng Phạm Thiệu Tăng đã có một quyết định bất ngờ mà ít ai nghĩ tới nhất. Phạm cho gọi hai bên gia đình của Tử Cúc và Vương Thế Quân tới, rồi trước mặt đông đủ mọi người, Phạm tuyên bố: Một, nhận Tử Cúc và Vương Thế Quân làm con nuôi; Hai, chuẩn bị mấy mâm cơm, chúc mừng cho hai người; Ba, tặng cho Tử Cúc 5000 đồng Đại dương (đơn vị tiền lúc đó) làm của hồi môn. Mọi người đều bất ngờ và vui vẻ. Cha ruột của Vương Thế Quân còn giơ ngón tay cái nói với Phạm: “Ông Phạm! Ông chơi thật đẹp! Chơi thật đẹp!”
Vào đầu thời kỳ nhà Thanh, Trùng Khánh là nơi phát triển mạnh về tặng đồ ăn, trang sức thậm chí là cả vàng bạc để lấy lòng của vợ Hà Ứng Khâm. Và đương nhiên, Phạm Thiệu Tăng nhanh chóng thành công. Từ chỗ là một thảo khấu, Phạm nhanh chóng thăng chức làm sư đoàn trưởng rồi cuối cùng là phó tổng tư lệnh một tập đoàn quân.
Hà Phương