(Tinmoi.vn) Euan McKirdy cùng 39 phóng viên quốc tế và trong nước đã có một cuộc hành trình dài từ đất liền ra đến khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép. Cùng nghe phóng viên của CNN thuật lại những ngày lênh đênh trên đại dương và những hành động khiêu khích của Trung Quốc thời gian qua.
Tàu CSB Trung Quốc tiến sát tàu CSB Việt Nam. Minh họa ghép từ ảnh chụp màn hình
Để có mặt tại tuyến đầu của một “cuộc chiến tranh lạnh” trong những ngày này quả là điều hiếm hoi – đặc biệt là khi tuyến đầu này biệt lập hẳn với các hòn đảo tại Biển Đông, cách khu vực đất liền gần nhất hàng trăm cây số.
Khu vực mà Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 đã trở thành “chiến trường” trong những ngày qua. Nhân cơ hội này, phóng viên của CNN đã được dịp tới thực địa cùng với Cảnh sát biển Việt Nam.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội rơi vào báo động sau khi Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu tới vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Kể từ đó, số lượng tàu thuyền của cả 2 quốc gia được đưa tới khu vực giàn khoan ngày một tăng, kể cả tàu thuyền của chính phủ lẫn tàu đánh cá của ngư dân.
Chuyến đi của chúng tôi ra điểm nóng này có một khởi đầu không thuận lợi. Sau nhiều ngày quanh co tại cảng Đà Nẵng, một quan chức nói với chúng tôi rằng số phóng viên nước ngoài đi ra biển sẽ phải hạn chế và khi tới biển rồi chúng tôi cũng chỉ được ở dưới boong tàu.
"Chúng tôi không muốn phía Trung Quốc biết chúng tôi mang theo nhà báo trên tàu", ông giải thích. “Đừng lo lắng, tàu có nhiều cửa sổ để các bạn quay phim qua đó”, vị quan chức trấn an các phóng viên.
Cuối cùng, chúng tôi đến nơi muộn hơn so với kế hoạch 2 ngày rưỡi. Chúng tôi được đưa lên một chiếc thuyền tiếp tế ra quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển Việt Nam 160 hải lý. Không lâu sau, 40 nhà báo, cả quốc tế lẫn trong nước đã yên vị trên giường.
Các thủy thủ đoàn trên tàu đã giải thích cho chúng tôi việc Trung Quốc vi phạm Công ước LHQ về Luật biển và việc tàu thuyền TQ đang hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
Khi đi ra biển, chúng tôi chuyển sang tàu CSB8003. Một con tàu có nhiều trang thiết bị hiện đại. Khi được lên boong, đại dương trải rộng hàng trăm dặm trước mắt. Trên đỉnh đầu, một con mòng biển duy nhất lượn lên lượn xuống thành một đường nối tới giàn khoan xuất hiện lờ mờ ở cuối đường chân trời.
Giàn khoan dầu Hải Dương 981 xuất hiện ở khắp nơi. Trong tâm trí mọi người, trong những cuộc trò chuyện đều nhắc đến giàn khoan mặc dù chúng tôi đều giữ khoảng cách với nhau.
Mặc dù chúng tôi cách đất liền rất xa, tàu CSBVN và CSBTQ cùng với tàu thuyền đánh cá 2 bên nằm lộn xộn với nhau
Mặc dù khoảng cách đáng kể của chúng tôi từ đất, chân trời lông với bóng của hàng chục tàu, một hỗn hợp của tàu thuyền Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc và đội tàu đánh bắt từ cả hai bên. Các tàu thuyền đánh cá Việt Nam treo biểu ngữ màu đỏ yêu cầu Trung Quốc rời khỏi lãnh thổ của mình.
Trước khi các phóng viên đến khu vực, một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm lật úp. Trong khi phía Trung Quốc đổ lỗi cho Việt Nam, thuyền trưởng phía Việt Nam cho biết một tàu CSB Trung Quốc đã giả dạng làm tàu đánh cá và đâm chìm tàu của ông.
Video được CNN ghi lại cho thấy tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam tại khu vực giàn khoan.
Vào một buổi sáng, các phóng viên được đánh thức để chứng kiến cảnh tàu cảnh sát biển Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công kiểm ngư Việt Nam. Ở xa, vòi rồng trông rất bình thường nhưng khi đến gần trông nó giống như một máy bay phản lực có thể đập vỡ cửa kính, phá nát động cơ, gây chập điện, thậm chí là hỏa hoạn.
Khi các tàu ở vị trí đủ gần, các phóng viên có thể nhìn thấy những khẩu súng được gắn trên boong sau khi họ bỏ tấm bạt che phủ đi.
Sự hiện diện của Trung Quốc còn được cảm nhận từ trên không. Vào cuối chuyến đi, chúng tôi nhìn thấy một máy bay do thám bay ngay phía trên tàu và đối khi bay thấp đến mức chúng tôi có thể nhìn thấy những dòng chữ trên thân máy bay bằng mắt thường. Điều này đủ để những người trên tàu cảm thấy quan ngại.
Bảo Linh (Theo CNN)