Sự việc xảy ra tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Tiếu Tiếu vốn là một Hot girl sở hữu ngoài hình xinh xắn, đôi chân dài khiến nhiều người ghen tỵ. Thời gian gần dây, cô nàng cảm thấy chân mình trở nên yếu ớt, bước đi không vững. Thấy vậy, bạn trai của Tiếu Tiếu đã đưa cô đến Bệnh viện Y học Cổ truyền Hàng Châu để cấp cứu.
Kết quả kiểm tra còn cho thấy, mặt cắt ngang tủy sống của Tiếu Tiếu có tổn thương hình chữ V ngược; lượng homocysteine trong máu cũng tăng cao. Cuối cùng bác sĩ chẩn đoán Tiếu Tiếu bị thoái hóa tủy sống kết hợp bán cấp do hít khí cười. Cô gái trẻ đã vào viện cấp cứu trong tình trạng thân dưới bị liệt.
Tiếu Tiếu sử dụng bóng cười khoảng 1 tuần 1 lần, mỗi lần buồn, cô nàng thường sử dụng bóng cười để giải khuây. Do suy nghĩ bóng cười không gây nghiện nên cô đã lạm dụng trong thời gian dài.
Giống như nhân vật trong câu chuyện trên, hiện nay gới trẻ đang coi bóng cười như một thú vui, vô thưởng, vô phạt và an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thú chơi này không hề an toàn, nếu sử dụng bóng cười thường xuyên có thể gây nên bệnh Lý Thần kinh dẫn đến rối loạn cảm giác và vận động, nặng có thể dẫn đến liệt tứ chi và vận động.
Bóng cười hay còn gọi là khí gây cười (Khí Dinitơ Oxit - N2O) là một chất không màu, không mùi. Khi người dùng hít vào thì hợp chất hóa học này làm chậm thời gian phản ứng của cơ thể, khiến người hít khí cười có cảm giác hưng phấn, vui vẻ.
Do có tác dụng giảm đau và an thần nhẹ, cho nên chất này còn được sử dụng trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa để bệnh nhân cảm thấy thoải mái, thư giãn và giảm lo lắng.
Trong một bài phỏng vấn với Vnexpre bác sĩ Doãn Uyên Vy (chuyên gia về bệnh nhiễm độc của Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết. Khí cười là nhóm chất gây nghiện, ảo giác và có xu hướng tăng liều. Người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự các loại ma túy khác. Nghiện khí cười N2O còn gây tình trạng rối loạn tâm thần, làm người nghiện bị trầm cảm, lo lắng, sợ hãi, thái độ cư xử bất đồng, hung hăng, ảo giác, ảo tưởng. Người viêm xoang dùng bóng cười sẽ làm tăng đau xoang, có thể thủng màng nhĩ khi có tăng áp lực của N2O đi qua tai giữa.
Bên cạnh đó việc sử dụng bóng cười với lượng nhiều làm tổn thương não và thiếu oxy trầm trọng, suy hô hấp dẫn đến nguy cơ tử vong cao do trụy tim mạch.
Với loạt tác hại nêu trên, các chuyên gia y tế cảnh báo giới trẻ không nên sử dụng loại chất này để tránh mắc phải những rủi ro không muốn. Đặc biệt năm 2019, Bộ y tế cũng đã đưa ra quyết định cấm sử dụng bóng cười trong giải trí. Khí N2O chỉ được phép sản xuất với mục đích công nghiệp, không sử dụng cho người trừ khi được bác sĩ chỉ định dùng trong y tế.