Tin mới

Cỏ mực: Loại cây mọc dại ven đường nhưng là vị thuốc quý, người bạc tóc - suy nhược phải biết

Thứ năm, 15/06/2023, 11:23 (GMT+7)

Cỏ mực có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những bài thuốc từ cỏ mực.

Cỏ mực là gì

Cỏ mực, có tên gọi khác là cỏ nhọ nồi hay hàn liên thảo (danh pháp khoa học: Eclipta prostrata) là một loài thực vật thuộc họ Cúc, có nguồn gốc tại Châu Mỹ. Cỏ mực thường mọc ở những nơi ẩm ướt.

Tại Việt Nam, cỏ mực thường mọc dại ở ven đường. Vốn dĩ có tên gọi như vậy vì khi vò nát cây có nước chảy ra màu như mực. 

Cỏ mực
Cỏ mực

Đặc điểm sinh thái của cỏ mực

Cỏ mực mọc thẳng, chiều cao trung bình khoảng 50cm. Lá mọc đối có lông 2 mặt. Hoa màu trắng. Rễ màu xám, thân hình trụ. Quả bế 3 cạnh.

Công dụng của cỏ mực

Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận; có tác dụng bổ thận âm, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu), thanh can nhiệt, làm đen râu tóc,... Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, chảy máu cam. Ngoài ra cỏ mực còn chữa râu tóc bạc sớm, chóng mặt hoa mắt, cầm máu, bệnh trĩ, chảy máu dạ dày, chữa mộng tinh, chữa sỏi thận...

Cỏ mực có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Cỏ mực có Công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Bài thuốc từ cây cỏ mực

Cỏ mực chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng, chóng mặt hoa mắt. Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1 - 2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Mỗi ngày sử dụng 2 lần. 

Cỏ mực cầm máu

Lấy 3 lá cỏ mực rửa sạch với nước muối. Nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương để đạt hiệu quả cầm máu.

Cỏ mực: Loại cây mọc dại ven đường nhưng là vị thuốc quý, người bạc tóc - suy nhược phải biết - Ảnh 1
 

Cỏ mực chữa bệnh trĩ 

Lấy 1 nắm cỏ mực xay nhỏ rồi lọc lấy nước cốt. Cho hỗn hợp thu được vào một ly rượu nhỏ đã được nấu nóng rồi đánh đều. Phần bã lấy đắp bên ngoài hậu môn mỗi khi búi trĩ bị sa ra ngoài.

Cỏ mực chữa bệnh trĩ 
Cỏ mực chữa bệnh trĩ 

Cỏ mực chữa chảy máu cam

Cỏ mực 30g, lá sen 15g, rửa sạch các nguyên liệu rồi đun sôi. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần và sử dụng trong 20 ngày.

Cỏ mực chữa mề đay

Cỏ mực, lá xương sống, huyết dụ, rau diếp, lá dưa chuột, lá khế, là nhài ,giã nát để lấy nước uống. Phần bã bạn có thể sử dụng để xoa lên vùng da đang bị sưng, đau. 

Cỏ mực chữa sỏi thận

25g cỏ mực, 15g xa tiền thảo đem đi đun sôi. Nước uống như nước trà nhiều lần trong ngày. 

Cỏ mực chữa suy nhược cơ thể thiếu máu, kém sức, ăn không ngon

Cỏ mực 100g, cỏ mần trầu 100g, gừng khô 50g, sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, đun sôi. Mỗi ngày sử dụng 2 lần để cải thiện thể chất. 

Cỏ mực chữa suy nhược cơ thể thiếu máu, kém sức, ăn không ngon
Cỏ mực chữa suy nhược cơ thể thiếu máu, kém sức, ăn không ngon

Cỏ mực chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Cỏ mực tươi 4g, lá hẹ tươi 2g đem đi sơ chế sạch sau đó xay nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ
Cỏ mực chữa tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Cỏ mực chữa viêm họng

20g Cỏ mực, 12g củ rẻ quạt 12g, 20g bồ công anh 20g, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống, dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày. 

Cỏ mực: Loại cây mọc dại ven đường nhưng là vị thuốc quý, người bạc tóc - suy nhược phải biết - Ảnh 2
Cỏ mực sấy khô

Lưu ý khi sử dụng cỏ mực

Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng loại cỏ này để tránh nguy cơ sảy thai. Cỏ mực cũng không phù hợp với những đối tượng bị sôi bụng, buồn nôn, viêm đại tràng,...

Ảnh minh họa: Internet

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Cỏ mưc cây thuốc