Tên khoa học của lá mơ lông
Lá mơ lông có tên khoa học chính thức là Paederia tomentosa, thuộc họ Cà phê. Loại lá này còn nhiều tên gọi dân gian khác như lá mơ tam thể, hoặc lá thúi địch.
Lá mơ lông là cây dây leo, dễ mọc hoang và cũng rất dễ trồng bởi khả năng thích nghi cao. Lá mọc kiểu đối xứng, có hình trái trứng và có màu tím nhạt. Cả hai mặt của lá mơ lông đều có lông mịn.
Tác dụng của lá mơ lông
- Tác dụng kiện tỳ, hóa thấp thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, hoá đàm, khu phong.
- Lá mơ lông: Vị ngọt bùi, hơi cay không độc, công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, ích vị, bền chắc ruột già.
- Chữa chứng đau bụng đi ngoài
- Hỗ trợ chữa chứng kiết lỵ
- Các chứng trẻ em cam tích, bụng đầy tiêu hóa kém, viêm gan, viêm ruột, phong thấp, đau khớp, ho đàm, viêm phế quản, dùng dưới dạng hái lá ăn sống hoặc ăn kèm thịt cá, thái nhỏ đúc trứng gà ăn.
Bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
- Hỗ trợ chữa phong thấp đau khớp: Mơ lông cả dây phơi khô 30-40g, sắc nước uống.
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày: Lá mơ tươi khoảng 50g, sắc nước uống nhiều ngày.
- Chữa kiết lỵ: Dùng từ 30-50g lá mơ thái nhỏ trộn với 1-2 quả trứng gà bọc vào lá chuối hoặc đưa lên chảo rán chín thơm là ăn được ngày 2-3 lần, dùng 5-7 ngày.
- Chữa trẻ em cam tích suy dinh dưỡng: Lá mơ băm viên với thịt, cá gia vị cho ăn thường xuyên.
- Chữa rắn cắn: Lá mơ 50g rữa sạch nhai nuốt nước bả đắp vết cắn.
- Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.
– Trị giun kim và giun đũa: lá mơ lông giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra.
– Trị phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt): rễ hoặc dây mơ lông 30 – 50g, sắc xong pha vào ít rượu, uống lúc thuốc còn ấm.
Những lưu ý khi dùng lá mơ lông
- Không lạm dụng dùng quá nhiều lá mơ lông
- Không dùng cho người dương thấp, ăn lá mơ có thể đi ngoài vì có tính hàn mạnh.
- Rửa sạch lá mơ nên ngâm với nước muối loãng
- Không dùng lá mơ lông đắp lên vết thương hở
Tác hại của lá mơ lông nếu không dùng đúng cách
Với khá nhiều Công dụng tốt cho sức khỏe, tuy vậy lá mơ lông vẫn có không ít tác hại như sau:
Lưỡi bị đen khi ăn lá mơ lông: lưỡi của bạn sẽ bị đen trong vòng vài ngày khi ăn lá mơ lông. Để tránh tình trạng này kéo dài nên giữ vệ sinh răng miệng và uống nhiều nước để nhanh hết.
Bề mặt lá mơ lông chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe: lá mơ chứa 90% các loại vi khuẩn mà khó rửa sạch chỉ với nước, chính vì vậy khi sử dụng cần rửa kỹ và ngâm với nước rửa rau chuyên dụng.
Lá mơ lông chứa chất tiêu hủy protein: lá mơ thường sử dụng với thịt chó, nội tạng,… những món ăn giàu chất đạm. Trong trường hợp thông thường, nên hạn chế ăn lá mơ lông để hấp thu đủ lượng protein vào cơ thể.