Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là hoàng cung nơi hoàng tộc các triều đại nhà Minh và nhà Thanh sinh sống. Nhưng nơi này lại là điểm đi về của loài chim được cho là mang đến vận xui: chim quạ. Tại sao trong Tử Cấm Thành lại có nhiều quạ như vậy?
Trong xã hội phong kiến cổ đại, hoàng đế là người thống trị tối cao. Những người bình thường cả đời có thể không nhìn thấy long nhan. Nếu dân thường may mắn được gặp hoàng đế thì đó được xem là phúc phần nhiều đời của họ. Vì vậy, trong mắt người dân thường, mọi thứ về gia đình hoàng gia đều là điều bí ẩn. Tử Cấm Thành, nơi ngăn cách người thường với hoàng gia còn hơn thế.
Từ lâu, Tử Cấm Thành đã vướng đồn đại bị "ma ám". Nguyên nhân là do hậu cung các triều đại Mãn Thanh rất phức tạp, những cung nữ thường xuyên biến mất hoặc đoạt mạng một cách khó hiểu. Vì vậy, trong dân gian có lan truyền lời đồn rằng những cung nữ hoặc phi tần sau khi thác oan sẽ xuất hiện vào ban đêm để báo phù.
Trong suy nghĩ của người bình thường, quạ tượng trưng cho sự "thối nát, xui xẻo và không có sự sống". Nếu Tử Cấm Thành không có gì để mê hoặc chúng thì làm sao loài chim này lại thường xuyên tới lui như vậy? Sự thật đằng sau là gì? Liệu nó có như dân gian đồn đại?
Trên thực tế, con quạ thời nhà Thanh được coi là "thần". Có một truyền thuyết được lưu truyền trong giới quý tộc Mãn Thanh lúc bấy giờ đó là Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích từng đầu quân cho Lý Thành Lương, tướng của Liêu Đông. Sau khi ông nội là Giáp Xương An và cha là Tháp Khắc Thế bị quân đội nhà minh sát hại, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã bỏ trốn trong đêm. Lý Thành An dẫn quân đuổi theo. Khi binh lính mệt mỏi và ngựa kiệt sức, Nỗ Nhĩ Cáp Xích không chạy được nữa đã nằm xuống một gốc cây bên đường giả chết. Lúc này, một đàn quạ đột nhiệt từ xa bay tới, phủ lấy thân thể Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Quân của Lý Thành An tới nơi chỉ thấy một đàn quạ kêu, thầm nói "xui xẻo" và tìm kiếm nơi khác.
Nhờ có đàn quạ mà Nỗ Nhĩ Cáp Xích thoát nạn, từ đó suy tôn loài chim này lên thần thánh và ra lệnh cho con cháu sau này tôn thờ. Bởi vì quạ có ơn với gia tộc Ái Tân Giác La nên việc hiến tế cho thần quạ đã trở thành một hoạt động tế lễ quan trọng của hoàng gia và các gia đình Mãn Châu.
Khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích đang hành quân ở Hưng Kinh, ông đã lập một hội trường ở đây để thờ các vị thần và dựng cột thiêng thờ trời. Con trai ông là Hoàng Thái Cực sau này cũng cho lập sảnh ở phía đông thành phố Thẩm Dương để đến tế trời vào những ngày lễ lớn.
Sau khi quân Thanh nắm quyền kiểm soát Trung Nguyên, họ đã xây một sảnh ở phía đông cổng trái Trường An, lập miếu thờ và dựng cột thần trong điện Khôn Ninh. Những cây cột to nhà Thanh dựng lên để thờ quạ. Khi cúng tế, người ta thường chặt thịt lợn thành từng miếng, trộn với gạo tấm rồi cho vào thùng thiếc treo lên cột cho quạ tới ăn. Bởi nhà Thanh có truyền thống này nên những con quạ sẽ bay tới Tử Cấm Thành theo từng nhóm.
Nhưng ngày nay, nhà Thanh đã sụp đổ, không ai cho quạ ăn nữa sao chúng vẫn tới Tử Cấm Thành? Đó là bởi nơi này đã bị bỏ hoang sau khi chế độ phong kiến sụp đổ. Những con quạ lại thích cảm giác hoang vắng này, vì vậy chúng không rời đi.
Ngoài ra, Bắc Kinh hiện tại có nhiều tòa nhà cao tầng, xuất hiện "hiệu ứng đảo nhiệt" trong thành phố. Nhiệt độ ban ngày rất cao nhưng ban đêm thấp. Những con quạ thường bay đến vùng ngoại ô vào ban ngày và trở lại Tử Cấm Thành vào buổi tối.