Tin mới

Đầu bếp mách bạn cách rán đậu giòn rụm, chỉ cần thêm một thao tác đậu để từ sáng đến chiều vẫn giòn tan

Thứ sáu, 14/04/2023, 17:42 (GMT+7)

Muốn đậu phụ chiên giòn rụm, đầu bếp mách bạn chỉ cần thêm một thao tác.

Đậu phụ là món ăn vừa ngon, vừa rẻ đối với các gia đình Việt. Đặc biệt, đây là món ăn chay yêu thích của nhiều người vào mỗi dịp đặc biệt. Chiên đậu phụ thì dễ, nhưng để có được đậu phụ chiên vỏ ngoài giòn, trong ngậy thì không đơn giản.

Những đầu bếp chuyên nghiệp gợi ý cách chiên đậu phụ giòn rụm thơm ngon:

Bước đầu tiên, cắt đậu phụ thành miếng vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, đổ nhiều dầu rồi đun nóng dầu. 

Rán đậu ngập dầu lần 1.
Rán đậu ngập dầu lần 1.

Bỏ đậu phụ vào chảo, chiên vàng lần một sau đó vớt ra, đổ nước lên để đậu sốc nhiệt. Bỏ đậu đã được làm nguội vào chiên lần hai, chiên lớn lửa. Lần này, đậu chiên sẽ cực giòn.

Sau đó xối nước lạnh để làm đậu sốc nhiệt.
Sau đó xối nước lạnh để làm đậu sốc nhiệt.

Đậu phụ là loại thực phẩm phổ biến có nguồn gốc từ đậu nành. Nó được làm bằng cách làm đông sữa đậu nành tươi, ép thành một khối đặc rồi để nguội. Là thành phần chính trong ẩm thực của nhiều quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc... đậu phụ có thể được nấu theo nhiều cách khác nhau.

100g đậu phụ cung cấp: 73kcal/304KJ; 8,1g chất đạm; 4,2g chất béo; 0,5g chất béo bão hòa; 0,7g cacbohydrat. Ngoài ra, đậu phụ còn chứa hàm lượng canxi cao.

Rán đậu lần 2 sau khi đã sốc nhiệt.
Rán đậu lần 2 sau khi đã sốc nhiệt.

Ăn đậu phụ sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích sức khỏe:

Giúp chống oxy hóa

Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ có chứa các hợp chất tự nhiên được gọi là isoflavone. Đây là chất chống oxy hóa mạnh và như vậy giúp giảm thiểu tác hại được gọi là stress oxy hóa do các phân tử gọi là gốc tự do gây ra. Chính sự stress oxy hóa này có liên quan đến cả quá trình lão hóa và sự khởi phát của một số bệnh mãn tính. Đậu nành đặc biệt giàu isoflavone và cung cấp các hợp chất thực vật hoạt động khác, chẳng hạn như saponin.

Giảm các triệu chứng mãn kinh

Isoflavone cũng thường được mô tả là phyto-oestrogen, điều này nghĩa là chúng bắt chước hormone estrogen trong cơ thể. Một số phụ nữ khi ăn đậu phụ sẽ giảm các triệu chứng tiền mãn kinh như tâm trạng không tốt và bốc hỏa.

Có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu isoflavone, như đậu phụ, có liên quan đến việc giảm mức cholesterol. Các nghiên cứu cho thấy ăn đậu phụ giúp giảm lipoprotein mật độ thấp (LDL), loại thường được gọi là cholesterol "xấu", cũng như cholesterol toàn phần. Ăn đậu thường xuyên, kể cả đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nguồn đạm thực vật hoàn chỉnh

Đậu nành, bao gồm cả đậu phụ, là một nguồn protein thực vật hữu ích, cung cấp tất cả chín loại axit amin thiết yếu mà chúng ta cần để tăng trưởng, sửa chữa và thực hiện các chức năng như miễn dịch. 

Giúp quản lý lượng đường trong máu

Một nghiên cứu về phụ nữ sau mãn kinh tiêu thụ 100mg isoflavone đậu nành mỗi ngày đã giảm 15% lượng đường trong máu lúc đói và 23% lượng insulin. Tương tự, những phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh tiểu đường bổ sung protein đậu nành cô lập đã thấy giảm mức insulin lúc đói, kháng insulin và cải thiện việc quản lý cholesterol.

Đậu sau khi rán 2 lần, dùng nước sốc nhiệt sẽ cực giòn.
Đậu sau khi rán 2 lần, dùng nước sốc nhiệt sẽ cực giòn.

Đậu phụ có an toàn cho mọi người không?

Đậu phụ được cho là an toàn với hầu hết mọi người, trừ khi bạn bị dị ứng đậu nành. 

Đậu nành được coi là chất gây bướu cổ, có nghĩa là chúng cản trở hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, tác dụng phụ này là tốt thiểu. Nếu bạn bị bệnh về tuyến giáp thì cần hạn chế ăn đậu phụ.

Đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác có chứa oxalat. Những người có tiền sử sỏi thận canxi oxalat có thể tránh tiêu thụ quá nhiều.

(Ảnh minh họa: Internet)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news