Tin mới

Đáy đại dương và những bí ẩn "không thể tin nổi"

Thứ ba, 27/12/2016, 08:54 (GMT+7)

Đại dương chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất mà chúng ta đang sống. Bạn có hay, có vô vàn điều bạn chưa biết về đại dương và những thực thể cư trú trong lòng nó.

Đại dương chiếm đến ¾ diện tích bề mặt Trái đất mà chúng ta đang sống. Bạn có hay, có vô vàn điều bạn chưa biết về đại dương và những thực thể cư trú trong lòng nó.

Khoảng 3/4 diện tích Trái đất là đại dương và với diện tích cực lớn đó, con người chưa thể khám phá ra hết những bí mật ẩn giấu dưới lớp nước. Thế nhưng, những gì đã phát hiện ra cũng đủ khiến chúng ta “không thể tin nổi".

1. Âm thanh đáng sợ dưới đáy biển - The Bloop

Năm 1997 tại ngoài khơi vùng biển Bắc Mỹ, đầu thu sóng địa chấn trong nước của các nhà khoa học biển nhận được một luồng âm thanh cực lớn có tần số vô cùng thấp. 

Bạn có tưởng tượng nổi kích cỡ khổng lồ của chủ nhân âm thanh đáng sợ này? Ảnh minh họa

Điều bí ẩn là cách đó hơn 3.000 dặm (khoảng 4.987 km), cũng chính xác thời điểm đó, một trạm nghiên cứu khác cũng nhận được tín hiệu âm thanh nói trên. Người ta gọi ẩn số này là "The Bloop".

Âm thanh này được khẳng định là không thể được tạo ra bởi con người. Nhưng vài nghiên cứu đã chỉ ra không hề có điểm tương đồng nào giữa âm thanh đó với những địa chấn thường thấy dưới đáy biển như núi lửa. 

Phần lớn người khác lại tin rằng, dưới đáy biển mênh mông kia tồn tại những loài sinh vật với kích cỡ khủng khiếp mà chúng ta chưa thể nào tiếp cận và một trong đó đã tạo ra The Bloop.

Sinh vật biển khổng lồ mà nhiều người nghi ngờ đó là một chú cá voi xanh. Tuy nhiên, âm thanh của cá voi xanh - động vật lớn nhất được phát hiện cho đến thời điểm này – chỉ có thể được ghi nhận trong vòng 1.000 dặm, tức là 1/3 khoảng cách mà âm thanh The Bloop có thể truyền đi. 

2. Vi khuẩn dưới đáy đại dương

Ở độ sâu 304,8m dưới đáy biển các nhà khoa học cho rằng, không tồn tại một loại vi khuẩn nào nhưng họ đã lầm. Bằng cách khoan lớp bùn đất, các chuyên gia đã phát hiện một số vi khuẩn đã ăn những thức ăn còn sót lại từ hàng triệu năm trước.

Sinh vật vẫn tồn tại ở những nơi tưởng chừng như không thể.

Các nghiên cứu hiện nay chưa thể đưa ra kết luận chính thức, nhưng các khoa học gia tin rằng những vi khuẩn này có thể tồn tại là nhờ vào lượng cặn bã còn dư từ quá trình phân hủy động vật hàng triệu năm trước.

Bên cạnh đó, giới khoa học còn phát hiện ra số lượng lớn vi khuẩn kí sinh trên lớp vỏ dưới đáy đại dương. Theo đó, ở tầng đáy đại dương tồn tại một lượng vi khuẩn gấp 3-4 lần các tầng nước phía trên. 

Các nhà nghiên cứu băn khoăn làm thế nào mà nhiều loài sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh ở vùng nước đáy đại dương này.

3. Mực khổng lồ

Mực ống khổng lồ

Mực ống khổng lồ. Loài mực này không chỉ có kích thước “khủng” mà còn có đôi mắt khổng lồ. Nhiều cá thể mực có thể nặng tới 453kg, dài 8m, còn mắt của sinh vật có chiều dài gần 28cm, tương đương chiều dài một quả cam.

Khác với các loài thông thường, loài mực khổng lồ dưới đáy biển sâu có các xúc tu phát sáng. Riêng với da chúng, nó cũng không có màu sắc cố định mà thay đổi tùy vào vị trí và điều kiện ánh sáng.

Con mực lớn nhất thế giới được bắt lên có chiều dài lên tới 13 mét, nặng khoảng 450kg, và nó hoàn toàn quật ngã một con cá voi.

4. Sinh vật vùng biển sâu Nam Cực

 

Các sinh vật ở vùng biển sâu Nam Cực. Vùng biển sâu Nam Cực là nhà của vô số các sinh vật tuyệt vời nhất trên Trái đất. Nhiều sinh vật kỳ lạ được tìm thấy sống ở vùng nước băng giá từ độ sâu 600 – 6400m dưới mặt biển ở Nam Cực. Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích vì sao các loài sinh vật có thể sống sót ở nơi giá lạnh đến vậy.

Trang Vũ (Theo Strange Mysteries)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news