Tin mới

Điểm danh những "quái vật" dưới đáy biển sâu

Thứ sáu, 09/01/2015, 11:10 (GMT+7)

Cá mập mào, cá răng nanh... là những sinh vật vô cùng kỳ dị sinh sống dưới khu vực nước sâu của đại dương.

Cá mập mào, cá răng nanh... là những sinh vật vô cùng kỳ dị sinh sống dưới khu vực nước sâu của đại dương.

1. Cá rắn lục (ViperFish)

Cá rắn lục, được tìm thấy ở độ sâu từ 80-1600 mét, là một trong loài cá trông đáng sợ nhất sống dưới nước. Nó cũng là loài cá được biết đến như một tay săn mồi hung hãn nhất. Có thể nhận diện nó một cách dễ dàng bởi cái miệng to với những chiếc răng có móc, cực sắc, lớn đến nỗi miệng không thể khép vào được. Toàn thân chúng đen như màn đêm, cùng với mốt số bộ phận phát sáng để săn mồi, đặc biệt trong đó là vây lưng dài, đóng vai trò như mồi nhử. Bản chất của sự phát sáng này là dựa vào quá trình phát quang sinh học, qua một số phản ứng hóa học. 

Những

2. Cá mập mào

Cá mập mào là một trong những loài nguy hiểm nhất trên Trái đất và được mệnh danh là sát thủ đại dương.    Có hình dáng gần giống cá chình, dài khoảng 1,2m, cá mập mào thường sống hàng ngàn mét dưới đáy nước, xuất hiện ở nhiều nơi thuộc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Cá mập mào có tới 300 chiếc răng sắc nhọn, sẽ găm chặt bất cứ con mồi nào, không cho chúng chạy thoát. Hơn thế nữa, miệng của cá mập mào còn có thể phồng to, đủ sức nuốt trọn con mồi có kích thước to bằng nửa chúng.

3. Cá răng nanh (Fangtooth)

Cá răng nanh, còn được biết đến với cái tên Anoplogaster, sống ở vùng nước rất sâu của đại dương, có thể đến 4000 m. Ở độ sâu này, áp lực là cực lớn, và nhiệt độ nước gần như đóng băng. Mặc dù trông như một con quỷ thực sự, cá răng nanh khá nhỏ, chỉ dài tối đa 16 cm. Thân hình ngắn ngủi, sẫm màu, đầu to, miệng rộng, đầu còn có nhiều lỗ rỗng, nhờn cách nhau bởi những gờ răng cưa. Những lỗ rỗng này được phủ bằng một lớp da rất mỏng. Thân có vảy nhỏ và nhọn hoắt màu từ nâu sẫm đến đen. Mắt nhỏ nằm ngay trên đầu. Để bù vào sự kém tinh nhạy của thị giác, cá răng nanh có vạch đường biên phát triển, cảm nhận được dao động của làn nước xung quanh.

Những

Thức ăn ở độ sâu 4000 m rất khan hiếm, do đó cá răng nanh sẽ ăn bất cứ thứ gì nó có thể tìm thấy. Cá răng nanh được tìm thấy trên khắp thế giới, cả khu vực biển ôn đới và nhiệt đới, bao gồm cả vùng biển ngoài khơi bờ biển của Úc.

4. Cá cần thủ

Giống như cá rắn lục, cá cần thủ cũng sử dụng ánh sáng từ chiếc "cần câu" trên lưng với phần đầu cần là chiếc bóng đèn nhỏ phát ra để thu hút con mồi. 

Những quái vật khiến bạn
Sống ở độ sâu 2.000m dưới mực nước biển, loài cá cần thủ được coi là một sát thủ có hạng. 

Khi con mồi tò mò lại gần và những gì chúng nhận được là một cú đớp cực mạnh của hàm răng sắc nhọn của cá cần thủ, nuốt con mồi vào dạ dày. Sau đó, cá cần thủ lại di chuyển và tiếp tục chờ đợi con mồi khác.

5. Lươn biển Gulper

Lươn biển Gulper, tên khoa học là pelecanoides Eurypharynx, có lẽ là một trong những sinh vật kỳ lạ nhất trong đại dương sâu thẳm. Lươn biển Gulper là loài động vật nguy hiểm với miệng khổng lồ và chiếc đuôi thon dài. Hàm răng của chúng có dạng hình túi, sẵn sàng tấn công và nuốt chửng con mồi. Nó còn có dạ dày “đa năng” có thể nuốt những con mồi to hơn cả kích thước cơ thể.

Lươn gulper phát triển đến chiều dài khoảng 0,5-1,5 m và được tìm thấy ở khắp các đại dương ở các độ sâu khác nhau từ 900-1800 m.

6. Bọ chân khổng lồ (Giant Isopods)

Bọ chân đều khổng lồ trông giống như một con côn trùng phóng to. Con vật này thuộc họ giáp xác (tựa như pha trộn giữa tôm và cua), có tên khoa học là Bathynomus giganteus, sống ở vùng nước sâu và lạnh ở Đại Tây Dương. Đối với ngành đánh cá, bọ chân đều không phải là một đối tượng hấp dẫn lắm, vì tuy ăn rất ngon, chúng rất khó bắt và khi đưa lên được đến mặt nước thì đã đủ thời gian để các loại cá khác ăn thịt rồi.

Những

Những

Trang Vũ

 


 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news