Trung Quốc vẫn cần phải vượt qua một số thách thức trước khi trở thành lực lượng quân sự hàng đầu trong không gian mạng.
Khả năng chiến tranh thông tin được cho là điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc
Trong một thuyết trình vào ngày 7/1 tại Bắc Kinh, một sĩ quan cao cấp của PLA, giáo sư tại ĐH Quốc phòng Quốc gia PLA kêu gọi “quân đội PLA cần phải tăng cường khả năng chiến thắng chiến tranh thông tin”, một bài báo đăng trên website của Bộ quốc phòng Trung Quốc dẫn lại.
Bài báo tiếp tục tổng kết những nguyên tắc mà giảng viên trên đưa ra: “Zhu Chenghu noi rằng cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ là cuộc chiến cục bộ dựa trên thông tin, với mức chất xám cao chưa từng thấy. Kết quả là sẽ không có khái niệm về tiền tuyến hay hậu phương. Không gian, trên không, trên biển, trên mặt đất, không gian mạng hay thậm chí là không gian mạch điện từ đều có thể trở thành mục tiêu tấn công. An ninh thông tin sẽ trở thành khu vực dễ bị tổn thương nhất đối với Trung Quốc”.
Điều này không mới. Nhiều cán bộ cấp cao Trung Quốc đã từng nhấn mạnh nhiều lần về sự cần thiết phải tăng cường khả năng mạng của đất nước, từ khi họ phải chịu những khoản bồi thường không đáng cho những thiếu sót của quân đội Trung Quốc so với Mỹ và các nước trong khu vực.
Mặc dù có nhiều thành công trong hoạt động gián điệp không gian mạng từng được đưa ra nhưng quân đội Trung Quốc vẫn là người đi sau khi nói đến các ứng dụng công nghệ thông tin được áp dụng trong quân sự. Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một tài liệu chiến lược chiến tranh mạng một cách chính thức. Tại Đại hội Đảng lần thứ 16 năm 2002, Tổng bí thư lúc ấy là Giang Trạch Dân đã công bố sứ mệnh tương lai của PLA là kiên trì trong “chiến tranh cục bộ dưới điều kiện thông tin hóa” vào năm 2050. Định hướng chiến lược này được đưa ra đúng thời điểm diễn ra quá trình hiện đại hóa. Nhìn lại bài phát biểu vào tháng 11/2012, cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng đã tuyên bố rằng đến năm 2020, Trung Quốc phải tạo ra “sự tiến bộ lớn trong việc ứng dụng toàn bộ CNTT trong quân sự”.
Tuy nhiên, Trung Quốc cần vượt qua một số thách thức trước khi được coi là một đội quân mạnh về không gian mạng. Ví dụ, các viện, trường đại học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn không thể cạnh tranh với Mỹ trong các lĩnh vực chuyên môn cao hỗ trợ cho chiến tranh mạng. Ở mức độ vi mô, các chuyên gia Trung Quốc có thể cạnh tranh với phương Tây nhưng việc đào tạo sau đại học cho các nhân viên quân sự trong lĩnh vực có liên quan tới không gian mạng lại không bằng được Mỹ.
PLA cũng có những thế mạnh quân sự khác có thể cạnh tranh được, chẳng hạn như sự cơ giới hóa trong quân đội, hiện đại hóa lực lượng không quân và triển khai lực lượng không quân mạnh mẽ hơn. Quan trọng hơn, năng lực của các cá nhân Trung Quốc – trung tâm thực sự nghiêm trọng của bất cứ cuộc xung đột mạng nào – kém hơn so với khả năng cá nhân cực tinh vi của Mỹ để hỗ trợ các hoạt động chiến tranh mạng (ví dụ như đào tạo chiến binh mạng trong tương lai).
Ngoài ra, có những vấn đề văn hóa trong PLA sẽ cản trở sự tiến bộ ví dụ như văn hóa “single-service silo” khá nổi tiếng (ít chia sẻ thông tin giữa các dịch vụ với nhau). Văn hóa này chỉ thổi phồng sự ác cảm của quan chức quân đội Trung Quốc đối với sự thay đổi.
Ngoài ra, theo một cựu điều hành tình báo thì Trung Quốc vẫn tương đói yếu trong việc thu thập thông tin tình báo toàn cầu – đặc biệt là tin tình báo từ con người, vốn là vấn đề đối với hoạt động quân sự tiên tiến trong không gian mạng kể từ khi họ yêu cầu thu thập tin tình báo từ những nguồn khác nhau để đạt đượt thành công. Những người trong cuộc tin rằng nỗ lực của Trung Quốc trong mặt trận này không phải là toàn diện mà cũng chẳng thành công khi so với Mỹ.
Bảo Linh (tin tức Thediplomat)