Nước chiếm 70% cơ thể và là công cụ vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nhiều cơ quan khác nhau.
Theo các chuyên gia, mỗi ngày bạn cần duy trì lượng nước đủ từ 2-2,5 lít nước, nếu uống nước đun sôi để nguội thì càng tốt. Nhưng có 2 thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống nhiều nước vì nó không hề tốt cho sức khỏe.
Uống nhiều nước sau bữa ăn
Nhiều người có thói quen uống nhiều nước sau bữa ăn để tráng miệng nhưng thực tế hành động này không hề tốt như bạn tưởng.
Khi bạn vừa ăn xong, ruột và dạ dày đang tiêu hóa thức ăn, nếu uống quá nhiều nước sẽ làm giảm nồng độ men tiêu hóa và không hề có lợi cho quá trình tiêu hóa. Do đó, bạn chỉ nên uống thật ít nước sau bữa ăn thôi.
Sau khi ăn xong nếu như bạn đang quá no thì uống nước quá nhiều sẽ làm bạn đầy bụng và tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày, gây nên tình trạng khó tiêu, nấc cụt, tiêu chảy nếu rơi vào trường hợp nặng.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn chính là nên uống đủ nước thường xuyên cả ngày chứ không nên để quá khát mới uống.
Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
Thói quen uống một cốc nước vào buổi tối trước khi đi ngủ là sai lầm của không ít người.
Tuy nhiên, cơ thể bạn phải trải qua một đêm nghỉ ngơi và trao đổi chất. Lúc này một số chất thải sẽ tích tụ lại trong cơ thể nên buổi sáng chúng ta phải dậy đi vệ sinh ngay. Việc bạn uống quá nhiều nước trong khoảng 2h trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và có thể gây nên tình trạng phù nề.
Lời khuyên tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên uống ít nước, hình thành thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
Nếu như bạn cảm thấy hơi khát trước khi đi ngủ thì hãy cố gắng uống một cốc nước phù hợp, điều này sẽ có tác dụng làm loãng máu. Đối với những người có nồng độ lipid trong máu cao, việc uống một cốc nước vào buổi tối sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ vào ban đêm.