Nằm sâu trong thung lũng Rift của đất nước Tanzania, hồ Natron là điểm đến ưa thích của loài chim hồng hạc. Loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng này thường đến đây để chọn làm địa điểm sinh sản. Dù vậy, hồ Natron chính là "mồ chôn" của hàng nghìn sinh vật khác và được ví như "địa ngục trần gian".
Hồng hạc tập trung về hồ Natron để sinh sản. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Xây dựng đường hoa viên, nhóm công nhân tìm được mộ cổ giai nhân 2000 năm còn nguyên vẹn
Năm 2013, nhiếp ảnh gia có tên Nick Brandt đã tình cờ đến địa điểm này và bị thu hút bởi hàng nghìn xác động vật bị "hóa đá" dưới lòng hồ. Chia sẻ với NBC News, Nick cho biết ông đã chụp hàng loạt bức ảnh để ghi lại hiện tượng kì lạ này. Sau đó, các bức ảnh đã được trưng bày tại Phòng trưng bày Hasted Kraeutler, New York và đã được Abrams Books xuất bản thành tuyển tập ảnh.
Những bức ảnh được Nick Brandt chụp lại được về các loài động vật bị "hóa đá" tại hồ Natron. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Phát hiện 27 ngôi mộ cổ bí ẩn của 'giới quý tộc': Hài cốt phủ đầy ngọc quý
Hồ nước này ngay từ ban đầu đã toát lên một vẻ đẹp đầy chết chóc. Nước hồ có màu đỏ và thường có nhiệt độ hơn 26 độ C. Màu đỏ của nước chính là máu của các vi khuẩn, thứ duy nhất tồn tại được trong hồ.
Sở dĩ các sinh vật khi rơi vào hồ nước này bị "hóa đá" ngay lập tức chính bởi hồ Natron có tính kiềm cực mạnh đến chết người. Những sinh vật chết trong hồ hoàn toàn không bị phân hủy mà đơn giản, nó được bảo quản rất tốt.
Những con chim nhỏ hoặc dơi đã cố gắng nhưng không thể vượt qua được hồ nước rộng, vì vậy chúng rơi xuống. Cả các loài côn trùng như bọ cánh cứng, cào cào cũng chung số phận. Mực nước hồ rất dễ dao động bởi thời tiết nóng. Khi mực nước giảm, những xác chết dạt vào bờ, phủ muối. Đó chính là những gì mà nhiếp ảnh gia Nick Brandt đã tìm thấy.
Điều gì đã khiến hồ Natron "hóa đá" tất cả các sinh vật như vậy? Đó là do loại "muối" đặc biệt trong hồ được hình thành bởi đá vôi tôi luyện sâu trong lòng đất, tạo thành dung nham, chảy ra và phun trào trong không khí.
Thủ phạm là Ol Doinyo Lengai, một ngọn núi lửa hàng triệu năm tuổi ở phía nam hồ Natron. Đây là điều khiến các nhà nghiên cứu sinh học thích thú bởi nó là trường hợp duy nhất trên thế giới. Các núi lửa khác thường phun ra silicat nhưng Ol Doinyo Lengai là ngọn núi duy nhất trên hành tinh này phun ra "natrocarbonatites" dưới dạng lạnh, chảy nước và tối màu.
>>> Xem thêm: Hòn đảo nằm giữa tâm dịch châu Âu nhưng lại 'miễn nhiễm' Covid-19
Dòng chảy đầy tro bụi được nước mưa đưa vào hồ, điều này giải thích tại sao những con vật ngã xuống trông như thể rơi vào một thùng xi măng. Sự chết chóc của hồ Natron chính là điều khiến nó trở thành điểm để tìm bạn tình bình yên cho chim hồng hạc. Ngoại trừ một số loại vi khuẩn, không có gì sống được ở hồ Natron. Ngay cả những động vật lớn cũng không có ý định đến đây kiếm ăn.