Mới đây, các chuyên gia ĐH Sydney cho biết độ ẩm thấp giúp Covid-19 tồn tại trong không khí lâu hơn. Độ ẩm cứ giảm 1% sẽ gây ra 8 ca nhiễm mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học của ĐH Missouri lại tuyên bố những giọt virus khi bay ra ngoài vì ho và hắt hơi có thể ở trong không khí ẩm ướt lâu hơn gấp 23 lần. Các phát hiện này đã hỗ trợ nghiên cứu từ Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu.
>> Xem thêm: Quốc gia đầu tiên trên thế giới giải thể vì đại dịch Covid-19
Nhưng hầu hết các phát hiện khoa học kể từ khi đại dịch bắt dầu đều cho thấy virus corona thích điều kiện khô, lạnh, ít tồn tại lâu trong điều kiện nóng, ẩm. Virus corona hiện đã khiến khoảng 3/4 triệu người trên thế giới mất mạng và xâm nhập vào mọi ngóc ngách của hành tinh. Điều này chứng tỏ không có khí hậu nào có thể miễn nhiễm với virus.
Một loạt các nghiên cứu so sánh nhiệt độ và các ca nhiễm tại những quốc gia khác nhau và cho thấy những nơi có độ ẩm thấp, thời tiết lạnh thì tình hình dịch bệnh phức tạp hơn. Các chuyên gia suy đoán không khí khô sẽ làm chất nhầy trong mũi và đường thở bị khô, khiến việc lây nhiễm Covid-19 dễ dàng hơn. Bên cạnh đói, khi trời lạnh, không khí khô, mọi người cũng dành thời gian ở trong nhà với những người khác nhiều hơn.
Các nghiên cứu khác cho rằng nhiệt độ cao khiến số ca nhiễm giảm, củng cố giả thuyết độ ẩm cao có thể đóng vai trò bảo vệ.
Chính các nhà khoa học cũng đang chia rẽ về việc Covid-19 sẽ tồn tại lâu hơn trong không khí khô hay ẩm. Ảnh: Shutterstock
Các nhà khoa học tại ĐH Missouri cho biết SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong không khí lâu hơn ở điều kiện nóng ẩm. "Việc vận chuyển và số phận những giọt hô hấp của người đóng vai trò quan trọng trong việc lây truyền các bệnh đường hô hấp. Các giọt này nhạy cảm với những điều kiện môi trường, trong đó có nhiệt độ, độ ẩm và các dòng chảy xung quanh".
Các giọt hô hấp của con người có nhiều kích cỡ, từ khoảng 1/10 micromet cho đến 1.000 micromet. Các giọt hô hấp phổ biến nhất có đường kính khoảng 50-100 micromet, kích thước tương tự như sợi tóc của con người.
Theo nghiên cứu, trong môi trường có độ ẩm cao, nồng độ hơi nước cao trong không khí, các giọt hô hấp có thể bay xa tới gần 5m. Nó chỉ ra độ ẩm cao có thể kéo dài thời gian tồn tại trong không khí của các giọt tới 23 lần.
>> Xem thêm: Vắc xin Covid-19 sắp ra mắt của Trung Quốc được định giá đắt nhất thế giới
Mặt khác, không khí khô, độ ẩm thấp có thể làm tăng tốc độ bay hơi tự nhiên của các giọt, hạn chế khoảng cách chúng có thể di chuyển. Khi độ ẩm bằng không, dù nhiệt độ như thế nào thì các giọt nước sẽ bay hơi trong vài giây. Khi nhiệt độ tăng, nó sẽ có ít thời gian ở trong không khí hơn trước khi rơi xuống. Khi nhiệt độ lên đến 30C, virus sẽ ở trong không khí trên 5 giây.
Khi độ ẩm tương đối khoảng 50%, các giọt sẽ ở lại trong không khí khoảng 7 giây hoặc lâu hơn ngay cả khi nhiệt độ rất thấp. Khi nhiệt độ tăng lên thì các giọt sẽ dành nhiều thời gian ở trong không khí hơn, lên tới 12 giây khi nhiệt độ 30C.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thì phát hiện ra virus dường như lây lan tốt hơn vào mùa hè, với nhiệt độ tối ưu là 19C, độ ẩm 75% và lượng mưa hàng tháng dưới 30mm. Họ kết luận Không khí lạnh, nhiệt độ thấp liên tục rất có lợi cho việc loại bỏ virus.
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế do Canada dẫn đầu đã phát hiện ra trong điều kiện khí hậu lạnh và độ ẩm cao, những giọt hô hấp tồn tại lâu hơn, lan rộng hơn so với khí hậu khô, nóng. Điều kiện khí hậu khô nóng khiến chúng bốc hơi nhanh hơn.
Các nhà nghiên cứu tại trường Y ĐH Maryland thì phát hiện ra những khu vực ảnh hưởng sớm bởi đại dịch nằm trên dải vĩ độ tương tự nhau ở phía bắc, chẳng hạn như Vũ Hán và Daegu ở châu Á, Milan và Paris ở châu Âu, Seattle ở Mỹ. Các thành phố này đều có độ ẩm và nhiệt độ tương đối thấp từ tháng Giêng đến tháng 3. Điều này ngụ ý virus hoạt động tương tự như virus hô hấp theo mùa, sẽ đạt đỉnh khi thời tiết lạnh và chết dần khi thời tiết ấm hơn.