Tin mới

Got Milk? – một trong 6 chiến dịch quảng cáo đắt giá nhất

Thứ ba, 22/07/2014, 10:17 (GMT+7)

Trang The Richest vừa đưa ra bảng xếp hạng 6 quảng cáo đắt\ngiá nhất ngành quảng cáo hiện đại.

Trang The Richest vừa đưa ra bảng xếp hạng 6 quảng cáo đắt giá nhất ngành quảng cáo hiện đại.

 

 

6. Chiến dịch Coca Cola share - "Chia sẻ Coke với ...."

Coca-Cola share là một trong những chiến dịch quảng cáo toàn cầu gây được ấn tượng mạnh của Coca Cola khi đánh vào tâm lý muốn thể hiện cái tôi cá nhân của mọi người.

Chiến dịch này cho phép khách hàng có thể chia sẻ hình ảnh những lon/chai Coca-Cola có tên mình hoặc tên bạn bè, người thân trên các trang mạng xã hội.

Với lịch sử hơn 100 năm tuổi, Coca-Cola không hiếm những quảng cáo sáng tạo nhưng có lẽ chưa chiến dịch quảng cáo nào của Coca-Cola lại có thể thành công được như Coca-Cola share.

Coca-Cola đã thực sự tạo nên một hiệu ứng mạnh mẽ chưa từng có tại nhiều nước trên thế giới nhờ chiến dịch in tên khách hàng lên vỏ lon hoặc ứng dụng tự in tên lên vỏ lon rồi chia sẻ trên mạng xã hội.

Và ở Việt Nam, “cơn sốt” Coca-Cola share trong hơn một tháng qua chắc chắn là thành công mà có lẽ chính Coca-Cola cũng không thể ngờ tới.

5. Chiến dịch “You can still dunk in the dark” (Bạn vẫn có thể nhúng bánh vào sữa trong bóng tối) của Oreo


Đây là một sự phá cách của Oreo, khi hãng này sử dụng Twitter để quảng cáo, thay vì, sử dụng các kênh truyền thống như phát sóng trên truyền hình hoặc xuất hiện trong một tờ tạp chí). Tuy nhiên, quảng cáo của Oreo xứng đáng được đưa vào danh sách này vì nó có lẽ là ví dụ điển hình nhất của quảng cáo tương tác trong thời gian thực, cái mà sẽ là xu hướng trong tương lai.

Để tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông xã hội trong thế kỷ 21 và biến suy nghĩ "Tại sao lại không thể quảng cáo được trong thời gian thực?" thành hiện thực, Oreo đã tranh thủ cơ hội từ giải đấu bóng đá quốc gia Super Bowl của Mỹ năm 2013.

Trong thời gian cắt điện nửa giờ, Oreo đã thiết kế và phát đi bức hình quảng cáo trên. Khẩu hiệu "bạn vẫn có thể những bánh vào sữa trong bóng tối" đã nhận được bình luận của hàng ngàn người trên Twitter, và Oreo cho biết số lượng bình luận không ngừng tăng lên hàng trăm theo từng phút.

Quảng cáo thông minh này vẫn được nhắc đến như một trong những ví dụ tốt nhất của quảng cáo tương tác và Oreo chính là người tiên phong tạo nên xu hướng mới mẻ này.

4. "Got Milk?"


Chiến dịch quảng cáo sữa Got chắc chắn là một trong những chiến dịch độc đáo và dễ nhận biết nhất trong lịch sử ngành quảng cáo. Theo trang web chính thức của Got, hơn 90% người Mỹ ngay lập tức nhận ra chiến dịch này.

Chiến dịch này bắt đầu vào năm 1993 với video quảng cáo đầu tiên được đạo diễn bởi Michael Bay (đạo diễn của series Transformers ăn khách sau này).

Quảng cáo đã thành công đến nỗi nó đã được Hội đồng chế biến sữa của Mỹ cấp phép độc quyền trong vòng một vài năm.

Quảng cáo hài hước và độc đáo của Got thường sử dụng hình ảnh của những người nổi tiếng.

Ngày nay, chiến dịch “Got Milk?” thậm chí còn được mở rộng thành "Where’s your moustache?" (Bộ ria của bạn đâu rồi?).

3. Chiến dịch “Think Small” của Volkswagen


Chiến dịch “Think Small” của Volkswagen thường xuyên được nhắc đến như là chiến dịch quảng cáo lớn nhất mọi thời đại.

Người lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch này - Julian Koenig - được đánh giá là vô cùng thông minh và cẩn thận.

Vào những năm 1950, Mỹ đã trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, tuy nhiên nhiều người vẫn còn mang nặng nỗi sợ với chiến tranh, đặc biệt với chủ nghĩa đế quốc. Chính vì vậy, việc đưa một chiếc xe có nguồn gốc từ Đức vào Mỹ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Dù vậy, Julian Koenig đã biến “nhiệm vụ bất khả thi” này thành một chiến dịch quảng cáo thành công ngoài mong đợi.

Thay vì sử dụng các hình ảnh quảng cáo ô tô đầy màu sắc trên trang bìa của những tờ báo lớn nhất như xu hướng thịnh hành nhất vào thời điểm đó, Julian Koenig quyết định phá vỡ khuôn mẫu.

Ông đã sử dụng một quảng cáo đen trắng, ảnh nhỏ nhất có thể và tập trung vào tiết kiệm chi phí cũng như lợi ích của các chức năng.

Ông cũng tóm tắt chiến dịch này với một khẩu hiệu ngắn gọn “Think Small” (Hãy suy nghĩ nhỏ lại), một cụm từ hấp dẫn hoàn toàn đối lập với cụm từ quen thuộc "Think Big” (Hãy suy nghĩ lớn hơn).

Quảng cáo này đã thành công ngay lập tức và ngày nay Volkswagen đã trở thành một trong những thương hiệu xe hơi phổ biến nhất trên thế giới.

2. "Take This Lollipop"


"Take This Lollipop" là một ứng dụng dưới dạng một bộ lấy nền tảng từ Facebook. Nhưng thực chất, ứng dụng này một quảng cáo cho an ninh cá nhân dựa trên nền tảng truyền thông xã hội.

Nó được tạo ra bởi Jason Zada vào năm 2011. Ứng dụng công nghệ cao này sẽ yêu cầu tiếp cận thông tin của bạn (mà sau đó sẽ tự động biến mất và không gây ảnh hưởng gì đến tài khoản cá nhân của bạn).

Người dùng sau đó sẽ được xem một bộ phim với nhân vật chính là người đàn ông “bẩn thỉu” đang theo dõi bạn trên máy tính thông qua tài khoản cá nhân của bạn.

Thông tin từ hồ sơ cá nhân trên Facebook của bạn được dệt thành video trong thời gian thực: gã đàn ông này bắt đầu xem xét hồ sơ thực tế của bạn, cập nhật trạng thái thực tế của bạn và thậm chí bắt đầu nhẹ nhàng chạm vào hình ảnh của bạn trên màn hình.

Sau đó gã tiếp tục sử dụng Google Maps để tìm vị trí của bạn thông qua dữ liệu địa lý bạn đã lưu trữ trên Facebook. Lúc đó, bạn sẽ trở thành “con mồi” mục tiêu mà gã sẵn sàng lái xe băng qua các đường phố để săn tìm...

Trong một khoảng thời gian ngắn, ứng dụng này đã như một loại virus lây lan trên Facebook, cảnh báo người sử dụng trên khắp thế giới nâng cao tính bảo mật của các tài khoản cá nhân trên mạng xã hội.

Mặc dù ứng dụng này không phải là một sản phẩm (để mua bán) nhưng nó đã tạo nên một cuộc cách mạng để mọi người thấy được tầm quan trọng của an ninh kỹ thuật số trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

1. "5-A-Day"


“5-A-Day” ngày nay thường được sử dụng như một thuật ngữ khi đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống. Nhiều người tin rằng “5-A-Day” là một tham chiếu dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn năm loại trái cây và rau mỗi ngày.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng nó từng là một chiến dịch quảng cáo, chứ không đơn thuần chỉ là lời khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Cụm từ này được sinh ra từ chiến dịch mang tầm quốc gia của Mỹ với tên gọi “5 loại rau quả một ngày cho sức khỏe” do Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) phát động nhằm nỗ lực thuyết phục mọi người ăn nhiều trái cây và rau quả.

Chiến dịch bắt đầu từ bang California vào năm 1991 nhưng đã nhanh chóng lan rộng và được sử dụng như một thuật ngữ quen thuộc tại hơn 25 quốc gia.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news