(Tinmoi.vn) International Policy Digest vừa có bài phân tích thái độ của Hàn Quốc về những vấn đề căng thẳng tại biển Đông, đặc biệt khi hôm nay (3/7), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước trong hai ngày tới Seoul.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye
Tháng Năm, thế giới đã sững sờ chứng kiến cảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực ngăn cản Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu trái phép trên biển Đông.
Không chỉ được cho là chứa nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ, đây còn là tuyến đường biển quan trọng, đi kèm các lợi ích trong bất kỳ một cuộc tranh chấp nào trên biển Đông.
Nền kinh tế của Hàn Quốc đang chiến lược phát triển theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu và hiện tại, kim ngạch xuất khẩu chiếm hơn một nửa GDP của quốc gia này. Sự phụ thuộc vào xuất khẩu đã ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung-Hàn. Năm ngoái, Trung Quốc chiếm đến hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc.
Theo quan điểm của Trung Quốc, thách thức lớn nhất là giải quyết với những người hàng xóm thân cận nhất, nhưng cộng đồng quốc tế dường như ủng hộ những nước nhỏ hơn. Với 122 tỉ USD chi cho quốc phòng vào năm 2013, Trung Quốc là nước chi quốc phòng lớn thứ hai chỉ sau Mỹ. Một Trung Quốc không được kiềm chế có thể dễ dàng đe dọa những nước láng giềng như việc tấn công các tàu cá của Việt Nam gần đây rõ ràng là một tình huống điển hình của trường hợp này. Tuy nhiên, việc leo thang các vụ xung đột có thể châm ngòi cho một cuộc đụng độ có sử dụng vũ trang, mà có thể lôi kéo các nước quyền lực khác tham gia vào, như Mỹ và những cam kết quân sự với Philippines.
Căng thẳng leo thang trên biển Đông dẫn đến việc Mỹ và Nhật củng cố hiệp ước quốc phòng song phương của họ. Và tại diễn đàn Shangri-La vào tháng Năm, Bộ trưởng Hage đã công khai ủng hộ Nhật Bản thể hiện quyền lực lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực. Mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ có ảnh ưởng đáng kể đến định hướng của Hàn Quốc trong vùng biển phức tạp này.
Về lịch sử, Mỹ là nhà cung cấp quốc phòng quan trọng cho Hàn Quốc, trong khi sự oán giận thời kỳ hậu thuộc địa với Nhật Bản ngăn mối quan hệ Nhật-Hàn chuyển theo hướng tích cực. Nếu Trung Quốc tìm đến Hàn Quốc nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ trong những căng thẳng leo thang ở biển Đông, phản ứng của Seoul sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ Mỹ-Hàn với viễn cảnh xấu nhất là quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc. Hàn Quốc có thể sẽ không nhanh chóng gia nhập lực lượng quân đội với Mỹ bởi điều đó sẽ phá hoại mối quan hệ với Trung Quốc và mối thân tình của Nhật Bản với Washington. Nói Hàn Quốc vẫn còn nhạy cảm trong mối quan hệ với Nhật Bản là một cách nói tránh đi, Nhật-Hàn được ngầm hiểu là đang đóng băng do chuyến thăm gây tranh cãi của Thủ tướng Nhật Abe tới Đền chiến tranh Yasukuni vào tháng 12 năm ngoái.
Tuy nhiên, mặc những hạn chế trong việc bắt tay với Nhật Bản về vấn đề biển Đông, Seoul có thể sẽ đứng về phía cộng đồng quốc tế hơn là về phe với Trung Quốc. Seoul đang cố thân thiện với Bắc Kinh, không chỉ vì mối quan hệ kinh tế, mà còn về vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, việc Trung Quốc cố tăng ảnh hưởng địa chính trị của họ khiến Hàn Quốc cảnh giác với ý định hợp tác thật sự của Bắc Kinh với những nước hàng xóm. Tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc đã mở rộng vùng phòng không ADIZ phản pháo trực tiếp lại tuyên bố đơn phương về vùng ADIZ của Bắc Kinh, “vô tình” lấn sang vùng không phận của Hàn Quốc.
Sự lảng tránh của Hàn Quốc vì thói “ức hiếp, bắt nạt” của Trung Quốc còn được thể hiện qua việc tặng tàu hộ tống nặng 1.200 tấn cho Philippines-đã nhẹ nhàng chỉ rõ nơi Seoul đứng, đặc biệt từ khi Philippines và Việt Nam là hai nước đều bị Trung Quốc tranh chấp về lãnh thổ.Tháng 10/2013, Seol đã ký một biên bản với Manila mở rộng hợp tác quân sự giữa hai nước. Hợp tác được theo sau bởi hợp đồng trị giá 420 triệu USD xuất khẩu 12 máy bay chiến đấu FA-50 cho Phillippines vào tháng Ba.
Khi Trung Quốc càng ngày càng hiếu chiến trên biển Đông, thương vụ quốc phòng mở rộng giữa Hàn Quốc và Philippines cho thấy sự ủng hộ ngầm Manila của Hàn Quốc trong những căng thẳng về lãnh thổ chống lại Trung Quốc.
Trong khi Seoul có thể không tán thành những hành động của Trung Quốc, việc chỉ trích công khai có thể gây ảnh hưởng xấu đến mối mối quan hệ Trung-Hàn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ gặp hậu quả nếu họ tiếp tục leo thang những động thái gây bất ổn tiềm tàng nào, rất có thể là những phản đối từ quốc tế như các biện pháp trừng phạt hay sự trả đũa bằng vũ trang.
Thực tế, tại hội nghị G7 diễn ra vào tháng 6, các lãnh đạo thế giới đã đưa ra tuyên bố phản đối “các nỗ lực đơn phương” tuyên bố về biển Đông và biển Hoa Đông. Bởi vậy, chính Bắc Kinh sẽ bị đe dọa hơn nếu họ tiếp tục hiếu chiến trong khu vực.
Tháng trước, trong một chuyến thăm tới Nhật Bản, Tổng thống Aquino của Philippines đã bày tỏ ủng hộ đề nghị sửa lại hiến pháp hòa bình bảo vệ các đồng minh chống lại sự hiếu chiến của Trung Quốc của Nhật Bản. Với chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Hàn Quốc trong những ngày tới đây, thật hào hứng mong đợi hai nước sẽ bàn về vấn đề biển Đông như thế nào? Cho đến bây giờ, những cam kết quân sự với Philippines và phụ thuộc quốc phòng vào Mỹ, Hàn Quốc cho thấy một sự cân bằng nhẹ nhàng với tiếng nói của cộng đồng quốc tế trong vấn đề biển Đông.
Chi MK (Theo International Policy Digest)