Tin mới

H&M kinh doanh thế nào kể từ khi đặt chân vào Việt Nam?

Thứ bảy, 03/04/2021, 12:05 (GMT+7)

H&M là thương hiệu thời trang nổi tiếng trên thế giới nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn trong công việc kinh doanh trên toàn thế giới. Thế nhưng khi vào thị trường Việt Nam, viễn cảnh lại trở nên tươi sáng hơn.

Việt Nam luôn là thị trường tiềm năng để các hãng thời trang từ cao cấp đến giá rẻ có thể nhảy vào để mở rộng thị trường. H&M, một hãng thời trang của Thụy Điển đã ý thức được điều này và gia nhập mảnh đất hình chữ S từ năm 2017.

Một cửa hàng của H&M khai trương vào năm 2018 tại TP.HCM. Ảnh: Internet
Một cửa hàng của H&M Khai trương vào năm 2018 tại TP.HCM. Ảnh: Internet

Nói qua về H&M, đây là hãng thời trang được thành lập vào năm 1947. Hãng có kết hợp với những tên tuổi lớn của ngành thời trang thế giới và mang đến những sản phẩm khác biệt so với dòng sản phẩm phổ thông của hãng.

H&M sử dụng chiến lược kinh doanh bằng cách thuê sản xuất ở các quốc gia có chi phí nhân công rẻ. Họ hợp tác với hàng trăm nhà cung cấp trên toàn cầu, chủ yếu nằm ở châu Âu và châu Á.

Hãng thời trang này tối ưu hóa vận chuyển hàng từ nhà máy đến cửa hiệu bằng đường sắt hoặc đường biển.

Nhiều năm qua, H&M gặp khó khăn vì dính "liên hoàn phốt". Họ phải đóng toàn bộ cửa hàng tại Nam Phi sau làn sóng biểu tình phản đối vì những hình ảnh không phù hợp với người dân ở đây. 

Người dân Nam Phi biểu tình phản đối H&M. Ảnh: Internet
Người dân Nam Phi biểu tình phản đối H&M. Ảnh: Internet

Sự xuống dốc của H&M bắt đầu từ năm 2018 với số lượng quần áo tồn kho lên tới 4,3 tỷ USD. Có nhiều ý kiến cho rằng các thiết kế của H&M lỗi thời, không cạnh tranh được trên thị trường. Sau đó Covid-19 ập đến khiến hãng này phải đóng cửa hàng nghìn cửa hàng trên toàn thị trường.

Đến đầu năm 2021, H&M bị người dân Trung Quốc tẩy chay và đóng cửa hàng loạt cửa hàng tại đất nước này sau tuyên bố không mua bông sản xuất ở Tân Cương.

Bết bát trên thế giới là vậy nhưng tại Việt Nam, hãng thời trang này lại phất "như diều gặp gió". Mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 9/2017, H&M lập tức tạo hiệu ứng với hình ảnh hàng dài người xếp hàng chờ vào mua đồ.

Hình ảnh giới trẻ tại TP.HCM xếp hàng để được vào cửa hàng. Ảnh: Zing
Hình ảnh giới trẻ tại TP.HCM xếp hàng để được vào cửa hàng. Ảnh: Zing

Chỉ 2 tháng sau, H&M tiếp tục mở cửa hàng tại Hà Nội và cũng thu hút rất nhiều khách hàng trẻ.

Số liệu từ Doanh nghiệp và Tiếp thị cho thấy, H&M có Doanh thu 227 tỷ đồng vào năm 2017. Tuy nhiên lợi nhuận trước và sau thuế của hãng chỉ là 13 tỷ đồng và 10 tỷ đồng. 

H&M kinh doanh thế nào kể từ khi đặt chân vào Việt Nam? - Ảnh 1
Những hình ảnh không còn quá xa lạ khi H&M mở cửa hàng tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Những hình ảnh không còn quá xa lạ khi H&M mở cửa hàng tại Việt Nam. Ảnh: Internet
H&M và cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội trong khu trung tâm thương mại Royal City. Ảnh: Internet
H&M và cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội trong khu trung tâm thương mại Royal City. Ảnh: Internet

2 năm tiếp theo, H&M đạt doanh thu lần lượg là 763 tỷ đồng và 1.116 tỷ đồng. Dù vậy lợi nhuận sau thuế của hai năm này chỉ dừng lại ở 11 tỷ đồng và 57 tỷ đồng. 

Tính đến thời điểm hiện tại, H&M đang có 12 cửa hàng tại Việt Nam, gồm 5 cửa hàng ở Hà Nội, 4 cửa hàng ở TPHCM và 3 cửa hàng ở Cần Thơ, Đà Nẵng và Hạ Long.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news