Bí ẩn về những cơn "cuồng phong lốc xoáy"
Hiện tượng lốc xoáy bất thường trên Hồ Tây là có thật, tuy ít khi xảy ra nhưng luôn đến bất ngờ và kỳ lạ. Từ xa xưa, hiện tượng này đã đi kèm với những câu chuyện kể dân gian và ngay trong bản thân danh xưng của Hồ Tây qua các thời kỳ cũng mang hàm nghĩa chỉ về hiện tượng “cuồng phong”, giông lốc này. Được biết, danh xưng của Hồ Tây như: Lãng Bạt, Dâm Đàm... thực chất muốn nhấn mạnh và liên quan đến hiện tượng tự nhiên bí hiểm này trên Hồ Tây. Cụ thể, tên gọi Lãng Bạt có nghĩa hồ đầy sóng lớn, hay tên gọi Dâm Đàm có nghĩa mặt hồ âm u, mờ ảo.
>>> Xem thêm: Mẫu Tây mặc áo yếm chụp ảnh bên sen tại Hồ Tây có cát xê hơn 400 triệu đồng
Hồ Tây, một trong những địa điểm lãng mạn nhất tại Hà Nội. Ảnh: Internet
Theo VTC News, vụ tai nạn thảm khốc do “cuồng phong” gây ra trên Hồ Tây đầu tiên được ghi nhận có thời gian cách ngày nay gần 2.000 năm.
Chuyện kể rằng, Bình Lạc hầu Hàn Vũ – một tướng dưới quyền của Mã Viện khi đi thuyền trên Hồ Tây bị lốc xoáy nhấn chìm và chết. Sự kiện này được đề cập trong sách Tây Hồ chí - cuốn sách dư địa chí về Hồ Tây. Cái chết bí hiểm của một vị tướng dưới quyền của mình, người đã nam chinh bắc chiến, trải qua bao sinh tử nhưng lại bị sóng Hồ Tây quật chìm đã ám ảnh Mã Viện. Để khắc ghi về hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này cùng cái chết lạ lùng của vị tướng dưới quyền của mình, Mã Viện đã đặt tên cho Hồ Tây là Lãng Bạt. Tên gọi này mang ý nghĩa, hồ đầy sóng dữ mặc dù Hồ Tây không phải lúc nào cũng nổi sóng.
Đền Quán Thánh nhìn về Hồ Tây. Ảnh: Thể Thao & Văn Hóa
Trong khi đó vụ tai nạn gần nhất được ghi nhận xảy ra vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Khi có một đoàn văn công nước ngoài tham quan tại Hồ Tây đã bị cơn giông mạnh làm lật thuyền và có mấy người tử nạn.
Vụ tai nạn này được chính bà Nguyễn Thị An, một người đã gắn bó lâu năm với Hồ Tây chứng kiến.
Theo bà, trận giông lốc kinh hoàng này gắn liền với ký ức buồn về đoàn văn công nước ngoài sang biểu diễn ở Hà Nội mừng ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng. Bà An băn khoăn rằng, không hiểu sao đoàn văn công đang chèo thuyền trên Hồ Tây, trời rất đẹp, không có biểu hiện của sóng, đột nhiên lốc xoáy lại kéo đến và nhiều người đã bị lốc xoáy nhấn chìm. Bà An cho biết: “Sự kiện này không chỉ tôi mà nhiều người dân Hà Nội thời điểm đó đều biết đến và thấy bất ngờ. Thời đó, người dân bàng hoàng không hiểu tại sao sóng Hồ Tây lại dữ tợn, bất ngờ đến thế?”. Bà An còn cho biết thêm: “Nếu muốn tìm hiểu về vụ tai nạn này nên tìm đọc cuốn sách viết về Tướng Nguyễn Sơn”.
Tai nạn gây ra bởi hiện tượng bí ẩn này xảy ra gần nhất vào năm 1955. Ảnh: Internet
Theo bà, lúc sóng lớn nổi lên, mặt hồ phủ một lớp sương dày có thể là dấu hiệu của một trận cuồng phong sắp đến. Thế nhưng cũng có những trận dông lốc nằm ngoài quy luật này.
>>> Xem thêm: Cá chết trắng ở hồ Tây: Hàng trăm hộ dân thức trắng vì mùi hôi thối, hàng quán đóng cửa
Hiện tượng sóng lớn trên Hồ Tây là có thật và rất khó để đoán định trước. Có lúc, trời đang nắng, sương mù đột nhiên kéo đến phủ lấp hết mặt hồ. Sóng bắt đầu nổi lên. Thông thường, thời điểm này ít ai dám chèo thuyền ra Hồ Tây, bởi ai cũng hiểu, đây là lúc Hồ Tây rất nguy hiểm”.
Nhìn nhận trên góc độ khoa học
Chia sẻ với báo Đời sống & Pháp Luật, ông Lê Thanh Hải - Phó giám đốc trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, những trận “cuồng phong” trên Hồ Tây thực ra là những cơn giông mạnh của giai đoạn cuối mùa xuân đầu mùa hè ở Hà Nội gây ra.
Ở những nơi càng thoáng thì gió càng mạnh kèm theo đó là hiện tượng giông, lốc mạnh. Diện tích mặt hồ cũng có tính chất đặc thù tạo ra độ ẩm không khí cao. Độ ẩm không khí cao gặp những đám mây giông đến sẽ tích tụ thêm và phát triển mạnh. Ngoài ra, mặt hồ lớn cũng tạo ra sóng ở phía đối diện, ngược lại với phía gió thổi đến và tạo sóng lan truyền.
Vào mùa hè, Hồ Tây thường là bãi tắm của nhiều người dân. Ảnh: Internet
Kinh nghiệm cho thấy, ở Hồ Tây, những cơn gió mạnh thường kéo từ phía Sơn Tây, Ba Vì, Hoà Bình kéo lên tạo thành giông. Và, những cơn giông này khá mạnh, nguy hiểm. Trước khi giông mạnh xảy ra có rất nhiều yếu tố, nhưng cần đặc biệt lưu ý là gió giật mạnh.
Thông thường, từ lúc quan sát được mây giông và đến khi giông mạnh xảy ra khoảng 30-60 phút. Vì thế, các nhà khí tượng cũng cố gắng thông báo kịp thời để cho những thuyền lớn ở Hồ Tây kịp vào bờ. Ngay như hiện tượng giông, lốc xảy ra ở các địa phương, việc cảnh báo giông tố lốc năm nào cũng được nhắc đến. Những biện pháp và cách phòng tránh cũng được đề cập nhiều, song những cái chết thương tâm vẫn xảy ra.
Hình ảnh mây đen kéo đến vần vũ, báo hiệu một cơn giông lớn tại khu vực Hồ Tây. Ảnh: Zing
Theo khảo sát, Hồ Tây vốn là khúc cong của sông Hồng nên nước rất sâu, mặt hồ rộng, đặc biệt rất hay xảy ra giông lốc vào mùa nhất định trong năm. Vì thế, người dân cần có kiến thức về khí hậu của khu vực Hà Nội để biết phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vì ở Hà Nội trong tháng 5, 6 và tháng 7 rất hay xảy ra giông lốc. Thời gian giông tố, lốc hay xảy ra là vào buổi chiều và buổi tối (16h-21h). Bản thân những ai đi trên du thuyền, chèo thuyền, bơi... đều phải chú ý quan sát. Nếu thấy có cơn giông từ phía Tây Nam, phía Tây ùn ùn kéo đến thì phải khẩn trương vào bờ để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.
>>> Xem thêm: Tá hỏa phát hiện thi thể người đàn ông trôi nổi trên hồ Tây
Thông thường, những đám mây trên bầu trời bỗng nhiên vần vũ và đen sẫm lại, gió đang thổi, bỗng nhiên ngừng hẳn, kèm theo đó là nhiệt độ giảm, độ ẩm trong không khí cao, không khí bỗng trở nên mát mẻ, se lạnh... là các dấu hiệu cho thấy có khả năng giông và sấm sét, lốc xoáy sẽ xảy ra. Đối với mưa đá, nếu thấy những đám mây có dạng như bầu vú đen sẫm lại gần như che kín tầm mắt, sau đấy thấy gió nổi lên mạnh tạo ra tiếng ù ù, ầm ầm liên tục thì mọi người cần cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó có lắc rắc vài hạt mưa rào, nhiệt độ Không khí lạnh đi nhanh chóng, mưa đá sẽ xuất hiện.