Tin mới

Kết quả phân tích ADN hộp sọ Paracas: Không phải của con người

Thứ tư, 11/03/2015, 16:20 (GMT+7)

Kết quả phân tích ADN của những hộp sọ Paracas có niên đại 3.000 từng gây nhiều tranh cãi cho thấy, những người Paracas không thuộc chủng người nào chúng ta từng biết tới.

Từ nhiều năm qua, nguồn gốc của những hộp sọ Paracas hay những người Paracas luôn là một bí ẩn khiến giới khảo cổ phải đau đầu. Kết quả phân tích ADN của những hộp sọ Paracas có niên đại 3.000 từng gây nhiều tranh cãi cho thấy, những người Paracas không thuộc chủng người nào chúng ta từng biết tới.

Vào năm 1928, nhà khảo cổ học Julio Tello đã phát hiện một khu nghĩa địa rộng lớn trên bán đảo sa mạc Paracas, và tìm thấy những hộp sọ Paracas. Nhưng đến gần đây, kết quả phân tích ADN của những hộp sọ này có thể sẽ thay đổi những nhận định hiện nay về sơ đồ cây tiến hóa của loài người.

Bán đảo sa mạc Paracas nằm ở bờ biển phía nam Peru. Nhà khảo cổ học người Peru là Julio Tello đã phát hiện một di tích gây chấn động tại khu vực cằn cỗi này vào năm 1928. Đó là một khu nghĩa địa rộng lớn, phức tạp được chôn vùi dưới cát và đá đã phát lộ sau những nỗ lực của nhà khảo cổ.

Hình ảnh đồ họa người Paracas từ hộp sọ

Bên trong những hầm mộ, Tello đã tìm thấy những phần di thể còn sót lại của loài sinh vật gây ra nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử. Các thi thể này có hộp sọ dài và lớn nhất trên thế giới được gọi là sọ Paracas. Tello tìm thấy tổng cộng hơn 300 hộp sọ. Chúng được xác định niên đại vào khoảng 3.000 năm tuổi.

Một phân tích ADN gần đây thực hiện trên một số hộp sọ loại này đã cho ra những kết quả đáng kinh ngạc, có khả năng thách thức các nhận định hiện nay về sơ đồ cây tiến hóa của loài người. Kết quả phân tích ADN cho thấy, AND ty thể (thừa hưởng từ người mẹ) của người Paracas có sự đột biến khác với bất kỳ chủng loại người, linh trưởng hay động vật nào khác.

Trong một số nền văn hóa, người ta thực hiện kỹ thuật kéo dài hoặc làm biến dạng hộp sọ nhưng các kỹ thuật đó lại cho ra các kết quả khác nhau. Một số bộ lạc ở khu vực Nam Mỹ đã từng buộc sọ trẻ sơ sinh để thay đổi hình dạng của chúng. Họ dùng các mảnh gỗ để buộc hộp sọ bên trong sẽ làm biến đổi hình dáng hộp sọ thông qua việc liên tục tác động lực trong một khoảng thời gian dài. Loại hình biến dạng hộp sọ này sẽ thay đổi hình dáng của hộp sọ nhưng không thể thay đổi kích cỡ, trọng lượng hay thể tích của nó; đây đều là các đặc điểm cố định của một hộp sọ con người thông thường.

Hình ảnh đồ họa người Paracas từ hộp sọ

Nhưng các hộp sọ Paracas thì lại khác. Hộp sọ này lớn hơn 25% và nặng hơn 60% so với những hộp sọ con người thông thường. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng chúng không thể bị làm biến dạng thông qua kỹ thuật buộc sọ. Những hộp sọ này cũng có cấu trúc khác biệt, chúng chỉ có một lớp xương đỉnh sọ thay vì hai lớp như thường thấy ở người. Những khác biệt này đã nhấn mạnh thêm tính chất bí ẩn kéo dài cả thập kỷ xoay quanh những hộp sọ này, vì thế cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể đưa ra một lời giải thích hợp lý về nguồn gốc của chúng.
Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Paracas đã gửi các mẫu vật từ 5 hộp sọ đi tiến hành thử nghiệm gen. Các mẫu vật này bao gồm tóc, da, răng và các mảnh xương sọ. Phòng thí nghiệm gen không được cho biết về nguồn gốc của các mẫu vật này để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Các nhà khoa học cho rằng, sự đột biết này là bằng chứng khẳng định rằng, những người Paracas là một chủng sinh vật giống người song hoàn toàn khác với những chủng người mà chúng ta biết đến, từ Homo sapiens, Neanderthals hay Denisovans.

Trang Quỳnh (Tổng hợp)

 


Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news