Nước chiếm đến hơn 70% trong cơ thể, do đó việc duy trì và điều hoà lượng nước trong cơ thể sao cho hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bổ sung nước cho phù hợp và nhiều người lại mắc vào những sai lầm khi uống nước gây ra tác hại khôn lường.
Chỉ uống nước khi khát
Khi cơ thể khát cũng có nghĩa là cơ thể đã mất đi 1% lượng nước cần thiết. Do đó nếu như để đến mức khát thì lúc này cơ thể bạn đang báo động đó.
Việc uống nước không chỉ để thỏa mãn cơn khát mà còn có phần tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cho cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thiếu nước một thời gian dài sẽ làm tăng độ đặc của máu, dẫn đến nhiều bệnh về tim và huyết quản.
Uống quá nhiều trong một lần uống
Thói quen uống quá nhiều nước trong một lần uống là thói quen sai lầm của nhiều người khi chơi thể thao vào ngày hè.
Việc uống nước ào ạt sẽ khiến cho cơ thể bị cản trở tiêu hoá, tim đập loạn lên, khó thở và ra mồ hôi lạnh.
Đối với những trường hợp nhiễm độc nước đột ngột để gây hạ natri trong máu và hệ quả là đau đầu, lú lẫn, co giật và hôn mê.
Do đó, khi uống nước nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, tránh uống liên tục khi quá khát.
Uống quá nhiều nước trong ngày
Việc uống quá nhiều nước trong ngày sẽ gây hại cho sức khỏe. Viện y học Mỹ khuyến cáo nam giới nên uống khoảng 3,7 lít nước mỗi ngày trong khi con số này ở phụ nữ là 2,7 lít nước, tương đương 8 cốc nước.
Con số này không chỉ đến từ lượng nước uống trong ngày mà còn bao gồm nước từ tất cả các loại tực phẩm và đồ uống mà bạn nạp vào cơ thể.
Đừng tự ép cơ thể vào nạp một một lượng nước quá nhu cầu, uống quá nhiều sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo các dưỡng chất là các nguyên tố vi lượng cũng thế mà đào thải ra ngoài.
Công thức hoàn hảo cho việc tính lượng nước cần nạp vào cơ thể: Cần uống 0,4 lít/ 10kg cân nặng/ 1 ngày.
Dùng nước uống có ga thay thế nước lọc
Các loại nước uống cá ga gần như không có bất kỳ tác dụng nào trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể.
Đồ uống có ga còn làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể và khiến 'quắt', mất nước hơn.
Loại nước uống này còn chứa nhiều hoá chất gây hại cho sức khỏe, gây ra hội chứng hồi hộp, tim đập nhanh, khiến cơ thể đầy hơi, khó tiêu, hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
Không uống nước trước khi đi ngủ
Nhiều người lo sợ việc uống nước trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn ngủ không ngon giấc do bị 'đánh thức' đi vào nhà vệ sinh vào nửa đêm.
Tuy nhiên, uống những ngụm nước nhỏ trước khi đi ngủ không những khiến bạn mất ngủ mà còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon giấc hơn.
Khi bạn ngủ, cơ thể bạn dễ bị mất nước, khiến các hệ cơ quan hoạt động thiếu nhịp nhàng, về lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
Do đó, uống vài ngụm nước ấm trước khi đi ngủ sẽ góp phần bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của mình.
Không uống nước khi ngủ dậy
Cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan vẫn diễn ra bình thường do đó khi ngủ dậy bạn cần cung cấp nước ngay cho cơ thể của mình.
Đây là thời điểm các chất thải trong cơ thể đang cần được rửa ngay sau khi ngủ dậy, không chi có tác dụng cấp nước mà còn giúp cơ thể thải độc một cách hiệu quả.
Uống nước khi đang ăn
Hệ tiêu hoá sẽ bị de dạo nếu như bạn có thói quen uống nước trong lúc ăn.
Các nhà khoa học cho rằng, nước sẽ pha loãng các dịch vị được tiết ra trong thức ăn, tăng lượng insulin trong cơ thể và tích tụ chất béo.
Uống nhiều nước sau khi vận động
Việc uống nước sau khi tập thể dục hoặc chơi thể thao sẽ tạo áp lực cho tim và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi một chút rồi uống nước để bù đắp lượng nước đã mất qua mồ hôi.