Tin mới

Kiếm tiền từ nghề đùa với tử thần

Thứ ba, 21/07/2015, 08:10 (GMT+7)

Dù thường xuyên phải đối diện với những hiểm họa chết người, nhưng rất nhiều người dân ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh vẫn tham gia bắt rắn độc để phục vụ nhu cầu của nhiều thương lái, nhằm kiếm tiền mưu sinh.

Dù thường xuyên phải đối diện với những hiểm họa chết người, nhưng rất nhiều người dân ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh vẫn tham gia bắt rắn độc để phục vụ nhu cầu của nhiều thương lái, nhằm kiếm tiền mưu sinh.

[mecloud]RaAppQ4V7Q[/mecloud]

Những năm gần đây được rất đông nông dân các tỉnh lân cận Thành Phố như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi coi săn bắt như một nghề mưu sinh chính để trang trải cho cuộc sống hằng ngày.

Chúng tôi đã có dịp cùng ông Dũng (51 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề bắt rắn đi thăm lọp bẫy rắn đặt rải rác ở các bụi cây cỏ rậm rạp nằm giữa cánh đồng thuộc xã Tân Phú Trung. Đây không chỉ là công việc đầy rẫy sự nguy hiểm mà người nông dân này còn phải chịu nhiều vất vả, kiên nhẫn mới có thể bắt được một con rắn.

Nhiều người gọi đây là nghề nguy hiểm, bởi ngoài sự may rủi cao, thì dường như thợ săn rắn nào cũng đã từng gặp rắn độc. Nếu không dày kinh nghiệm, rất dễ bị rắn cắn và nguy hiểm đến tính mạng.

Theo thống kê qua nhiều năm liền, mỗi năm Khoa Bệnh Nhiệt đới, BV Chợ Rẫy TPHCM tiếp nhận khoảng 800-1.000 ca bị rắn độc cắn. Cụ thể, trong tháng 6/2015, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 172 ca bị rắn độc cắn, số ca nhập viện do bị rắn lục cắn chiếm đa số. Trong đó, các bệnh nhân ở TP.HCM chủ yếu là các quận huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức.

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Quốc Hùng - Phó khoa bệnh nhiệt đới bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho biết: Các loại rắn hổ đất, hổ chúa, rắn lục đuôi đỏ. Là những loại rắn rất độc hại, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nếu không biết cách sơ cứu, chữa trị đúng cách rất dễ dẫn đến tử vong.

Dẫu biết săn bắt rắn độc là nghề nguy hiểm nhưng do giá trị của một số loại rắn độc khá lớn, giá một kilogram rắn có thể lên đến tiền triệu nên một số người dân vẫn tiếp tục mưu sinh bằng nghề săn bắt rắn độc bất chấp những nguy hiểm kề cận.

Chính vì thế, việc hướng dẫn các bước sơ cứu cũng như cách phòng rắn độc cắn cho người nông dân là vô cùng cần thiết. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương nên có những thông tin kịp thời giúp người dân thoát được những hiểm họa khó lường từ rắn độc.

Theo ANTV

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news