Bạn đã làm quản lý được bao lâu? Nhóm có bao nhiêu người?
Với câu hỏi này nhà tuyển dụng đơn giản muốn biết bạn đã có kinh nghiệm giữ vị trí quản lý hay chưa, số nhân viên trong nhóm nhiều hay ít. Họ muốn xem liệu bạn có đủ “tầm” để đảm đương được vị trí công việc sắp tới hay không. Nếu bạn đã từng giữ vị trí quản lý trước đó thì là một lợi thế.
Trong trường hợp bạn chưa từng giữ vị trí quản lý thì cách tốt nhất là bạn cũng nên thành thực, dù bạn đang tìm việc làm ở TP Hồ Chí Minh hay bất cứ nơi nào khác. Đừng quên bày tỏ mục tiêu và nỗ lực thời gian qua bạn đã phấn đấu như thế nào để sẵn sàng cho việc trở thành người quản lý sắp tới.
Hãy mô tả phong cách quản lý của bạn?
Phong cách quản lý là những khái niệm, lý thuyết, chiến lược mà người quản lý áp dụng để nâng cao chất lượng điều hành, lãnh đạo trong công việc của mình. Nó góp phần đưa ra quyết định, hướng dẫn các thành viên nhóm sao cho công việc hoàn thành tốt nhất. Dù bạn thuộc phong cách quản lý nào thì cũng nên nhấn mạnh sự quyết đoán, chủ động và hướng đến mục tiêu chung của nhóm.
Có thể hình dung sơ lược một số phong cách quản lý sau: Chuyên quyền (tự mình đưa ra quyết định, giám sát hành động và công việc của các nhân viên trong nhóm); Xung đột (các quyết định độc đoán được đưa ra nhưng dựa vào lợi ích của thành viên nhóm, khuyến khích sự ra lệnh từ cấp trên và phản hồi từ cấp dưới); Thuyết phục (người quản lý đưa ra quyết định của mình nhưng giải thích cho cấp dưới hiểu và thuyết phục họ. Cấp dưới có thể hiểu được lý do tại sao quản lý, lãnh đạo lại làm vậy); Dân chủ (cấp dưới có quyền đưa ra ý kiến, góp phần đưa ra quyết định cuối cùng...)
Câu trả lời của bạn có thể là “Ở vai trò là quản lý, khi phân chia nhiệm vụ cho các nhân viên, tôi thường duy trì toàn quyền kiểm soát và chính là người ra quyết định cuối cùng thay vì để nhóm quyết định”.
Bạn đã làm cách nào để thúc đẩy/ truyền động lực cho nhân viên?
Truyền động lực, thúc đẩy nhân viên của mình làm việc là một đặc điểm cơ bản của người làm quản lý. Một người không làm được điều này thì không thể làm quản lý. Nếu bạn đã có kinh nghiệm giữ vị trí quản lý thì câu hỏi này không quá khó. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải là một người tích cực, giàu năng lượng và biết cách truyền động lực cho nhân viên mình hay không.
Kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý là hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng, với vai trò quản lý trước đó, bạn đã thường xuyên khen ngợi và ghi nhận các thành tích của nhân viên, bạn quan tâm và lắng nghe tâm tư của từng nhân viên ra sao, đề xuất lên cấp cao các phần thưởng xứng đáng khi nhân viên mình đạt được thành tích tốt.
Bạn đã tham gia dự án nào ở vai trò quản lý? Kết quả ra sao? Bạn đã học được gì?
Câu hỏi này sẽ làm khó những ứng viên chưa từng giữ vị trí quản lý và thường nó chỉ dành cho người có kinh nghiệm. Bạn nên chọn ra 2 – 3 dự án có kết quả tốt nhất trước đây mà mình giữ vai trò quản lý để trình bày với nhà tuyển dụng. Bạn cũng đề cập đến những trở ngại mình gặp phải và cách bạn đã dẫn dắt đội của mình vượt qua để có được thành tích tốt nhất. Nhà tuyển dụng sẽ yên tâm hơn nếu bạn có thành tích cụ thể ở vai trò quản lý trước đó.
Bạn đã bao giờ phải sắp xếp cuộc giảng hòa cho 2 người đồng nghiệp chưa? Bạn làm thế nào để giải quyết được xung đột đó?
Câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng xử lý tình huống nội bộ. Khi hai hay nhiều nhân viên xảy ra mâu thuẫn, là nhà quản lý tất nhiên bạn phải đứng ra giải quyết. Bạn cần thể hiện sự thấu đáo, công tâm, hợp tình hợp lý của mình để thu xếp ổn thỏa tình hình, đảm bảo bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả, đoàn kết. Hãy thể hiện sự điềm tĩnh, chủ động và quyết đoán trong câu trả lời để chứng tỏ bạn là người xứng đáng được mọi người tin cậy và nghe theo.
Chẳng hạn, “Trước đây một nhân viên trong nhóm của tôi có tính hay thể hiện, hiếu thắng nên không được lòng mọi người trong nhóm, thậm chí thường xảy ra xung đột. Tôi đã ngầm quan sát và tìm hiểu điều này. Sau khi nắm được tình hình tôi đã nói chuyện riêng để nhân viên đó biết tiết chế hơn. Tôi cũng đã gặp riêng các đồng nghiệp còn lại để chia sẻ với họ về điểm tốt của nhân viên kia giúp họ cảm thông và nhìn nhận những mặt tích cực của đồng nghiệp”.
Bạn đã sa thải nhân viên nào trong nhóm của mình hay chưa? Lý do là gì?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra về cách dùng người của bạn. Bạn đã ra quyết định như thế nào, có đánh giá đúng nhân viên của mình hay không. Câu trả lời của bạn nên nêu ra tình huống và thận trọng nếu không nhà tuyển dụng cho rằng bạn đã sa thải nhầm người.
Chẳng hạn, “Trong nhóm tôi có một nhân viên thích phàn nàn và làm việc thiếu trách nhiệm. Một lần vì thái độ thiếu trách nhiệm của anh ta mà nhóm suýt mất một hợp đồng quan trọng. Sau vụ việc đó tôi đã sa thải anh ta vì không thể giữ một người có thái độ tiêu cực và thiếu trách nhiệm trong đội”.
Nếu bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm kinh nghiệm đi phỏng vấn vị trí quản lý thì khó để nhà tuyển dụng chọn bạn. Hãy thể hiện thật tốt tố chất lãnh đạo, phong cách quản lý và kinh nghiệm của mình. Đây chính cơ sở để nhà tuyển dụng chọn bạn là ứng viên tiềm năng.