Vào thời cổ đại, các hoàng đế có quyền lực tối cao. Họ hy vọng sau khi chết vẫn được hưởng vinh hoa phú quý như khi còn sống. Nhưng thời gian trôi qua, những ngôi mộ và kho báu của họ trở thành mục tiêu cho mộ tặc, khiến họ khó tìm thấy được sự bình yên ở thế giới bên kia.
Người cai trị xã hội phong kiến có quyền lực và sự giàu có vô song. Để các thế hệ tương lai nhớ mãi về những việc làm vĩ đại của mình, họ đã cho xây dựng các tấm bia hoành tráng, khắc ghi thành tích. Nhưng đối với Võ Tắc Thiên, truyền thống này dường như đã bị phá vỡ. Trên bia mộ của bà không có chữ nào, được gọi là vô tự bia.
Vô tự bia bí ẩn nằm trong Càn lăng, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, liền kề với bia mộ của chồng bà là Đường Cao Tông. Mặc dù Võ Tắc Thiên đã viết 5.000 từ cho Đường Cao Tông nhưng lại không khắc một từ nào trên bia mộ của chính mình.
Từ xa xưa, các hoàng tử, tướng lĩnh, quan đại thần luôn mong muốn những việc mình làm được thế hệ sau ca ngợi. Họ hy vọng tên tuổi và thành tích của mình sẽ được khắc ghi mãi trong lịch sử lâu dài. nhưng Võ Tắc Thiên là hoàng đế độc nhất vô nhị trong lịch sử không để lại dòng chữ nào trên bia mộ. Hiện tượng kỳ lạ này từ lâu đã trở thành tâm điểm thảo luận của các nhà sử học, khảo cổ học. Mọi người đều muốn biết lý do đằng sau nó.
Phải đến những năm 1980, một cơ hội tình cờ đã làm lộ ra phần nổi của tảng băng chìm. Vào một ngày năm 1982, một nông dân họ Khuất đến từ tỉnh Hà Nam đang đi hái thảo mộc dưới chân núi thì phát hiện một vật thể sáng bóng, bị chôn một nửa dưới đất.
Sự tò mò thôi thúc ông cẩn thận đào bới. Cuối cùng, lão nông tìm thấy một miếng vàng có khắc chữ trên đó. Ông Khuất tuy không có nhiều kiến thức lịch sử văn hóa nhưng vẫn cảm nhận được tầm quan trọng của miếng vàng này. Vì vậy, ông quyết định mang nó về làng, đến hỏi ý kiến một số người am hiểu. Cùng lúc đó, tin ông tìm ra kho báu đã được một người buôn đồ cổ biết đến. Người này đã trả rất nhiều tiền để mua lại kho báu của ông.
Lão Khuất mang mảnh vàng đến gặp anh họ, người này nhận ra đây không phải là di tích văn hóa thông thường, khuyên ông giao nó cho nhà nước. Chính vì vậy, ông đã giao miếng vàng này cho cơ quan Di tích văn hóa địa phương.
Sau một loạt so sánh tài liệu lịch sử và nghiên cứu chuyên sâu, các chuyên gia có thẩm quyền nhất trí rằng miếng vàng mà ông Khuất phát hiện chắc chắn là di vật quý từ thời nhà Đường. Cụ thể hơn, nó là "đồng bì", di tích văn hóa quý hiếm được Võ Tắc Thiên để lại cho thế hệ tương lai. Nó ghi lại chi tiết một số hoạt động chi tiết của Võ Tắc Thiên tại vùng núi này, có giá trị to lớn để hiểu sâu hơn về nữ hoàng này.
Vậy "đồng bì" là gì? Vào thời xa xưa, những tấm đồng bì thường được dùng để ghi lại những thông tin hoặc sắc lệnh quan trọng. Do tính hiếm và khả năng chống ăn mòn của vàng nên vàng thường được dùng để làm đồng bì.
63 chữ trên tấm phiếu vàng này đã 2 lần nhắc đến tên thật của Võ Tắc Thiên là Võ Chiếu. Bà tự nhận mình là chủ nhân của đại Chu, tôn thờ Đạo giáo và mong muốn bất tử như thần tiên. Bà cũng xin các vị thần trong Đạo giáo cổ xưa tha thứ cho tội lỗi của mình.
Tấm phiếu không chỉ cung cấp thông tin quý giá về Võ Tắc Thiên mà còn bộc lộ những tâm tư sâu kín nhất của bà, cho thấy nữ hoàng này hiểu được ưu và nhược điểm của bản thân. Vật này giúp hậu thế hiểu biết toàn diện và sâu sắc hơn về vị nữ hoàng vĩ đại trong lịch sử này.
Phát hiện quan trọng này không chỉ đưa ra lời giải thích hợp lý cho vô tự bia của Võ Tắc Thiên mà còn giúp chúng ta có cơ hội nhìn vào thế giới nội tâm của bà. Miếng vàng này là đầu mối quan trọng kết nối quá khứ và hiện tại, tiết lộ sự thật lịch sử.
Miếng vàng đã gây chấn động Trung Quốc thời điểm bấy giờ. Các học giả tin rằng Võ Tắc Thiên đã chọn cách bí mật này để ghi lại những việc làm của mình thay vì khắc chữ lên bia mộ. Điều này phù hợp với tính cách dũng cảm, độc lập, không bị ràng buộc bởi truyền thống của bà.