Hiện nay trên thị trường tràn lan một số mánh khóe lừa đảo trắng trợn như biến tờ 20.000 thành tờ 500.000, hay nhân viên cây xăng gian lận khi bơm xăng.
Hô biến tờ 20.000 thành 500.000 đồng
Chiêu ghép tờ 20.000 và tờ 500.000 rất tinh vi, gây nhầm lẫn cho nhiều người. Ảnh: Facebook |
Trên mạng xã hội Facebook đã xuất hiện hình ảnh một tờ tiền được ghép từ tờ 500.000 và tờ 20.000. Điều đáng nói là tờ tiền giả này được ghép hết sức tinh vi, khiến nhiều người không khỏi nhầm lẫn.
Cụ thể, hai tờ tiền 500.000 và 20.000 bị cắt làm đôi, sau đó được dán lại thành hai tờ tiền 500.000. Vì chúng đều cóa màu sắc trùng nhau nên rất khó phân biệt nếu không để ý kỹ đến con số ghi mệnh giá tiền.
Thủ đoạn lừa đảo tinh vi này đã nhanh chóng bị các cư dân mạng vạch trần và chia sẻ trên cộng đồng người dùng Facebook. Kèm theo đó là lời cảnh báo “ các bạn phải quan sát thật kỹ trước khi mua hàng, đổ xăng, đi ăn,… Với những kỹ xảo này thì sẽ hơi khó nhận ra nếu chỉ nhìn thoáng qua hay đi ăn vào ban đêm“.
Nhân viên bán xăng và những chiêu trò lừa đảo
Nhiều mánh khóe lừa đảo được sử dụng tại các cây xăng. Ảnh: Internet |
Có khá nhiều chiêu trò để qua mắt khách hàng của các nhân viên cây xăng. Mục đích chính là nhằm thu lợi bất chính. Một trong những chiêu trò đó là hình thức bấm số ảo đển gian lận lượng xăng. Chiêu trò này khá phổ biến.
Tranh thủ lúc khách hàng không để ý, một nhân viên cây xăng khác sẽ đứng gần khu vực đồng hồ điện tử để điều chỉnh đồng hồ chạy nhanh lên số xăng mà khách đã yêu cầu.
Ngoài ra còn một số mánh khóe cũng thường được sử dụng như : nhân viên bán xăng dùng chiêu bơm giật, tức là vừa bấm vừa nhả cò, hoặc bơm nối tiếp xăng cho những khách hàng sau mà không trẻ công tắc về số 0.
Với một số cách thức này, lượng xăng thực tế đổ vào xe luôn ít đi khá nhiều so với lượng xăng hiện thị trên đồng hồ.
Không chỉ sử dụng mánh khóe trong quá trình bơm xăng, một số cách xăng còn trắng trớn dùng mánh khóe khi trả lại tiền thừa cho khách. Họ táo tợn rút ruột tiền thối bằng cách gập đôi một tờ tiền để khách nhầm là hai tờ, hoặc đếm tiền ngay trước mặt khách rồi lợi dụng lúc khách sơ hở để rút lại tiền.
Để tránh bị mất tiền oan, khách hàng nên quan sát kỹ đồng hồ điện tử trong quá trình bơm xăng, luôn nhắc nhở nhân viên cây xăng trả công tắc về số 0 trước khi bơm xăng. Và quan trọng nhất là không bao giờ quên kiểm tra lại tiền thối trước khi rời đi.
Hoài An (tổng hợp)