Tin mới

Loài cá bị 'body shaming' nhất thế giới, ở dưới nước thì đại lãn, lên cạn xấu ma chê quỷ hờn

Thứ sáu, 01/12/2023, 14:36 (GMT+7)

Loài cá này được mệnh danh là loài cá xấu nhất thế giới do khuôn mặt nhợt nhạt và hình dáng cơ thể kỳ quái.

Cá giọt nước, còn có tên khoa học là Psychrolutes microporos, đã khiến người dùng Internet phát cuồng sau khi những bức ảnh chụp kinh hoàng về nó được tung ra vào năm 2003. Vẻ ngoài kỳ dị của loài động vật này đã khiến nó bị biến thành meme, đồ chơi nhồi bông và thậm chí cả biểu tượng cảm xúc. Các loài cá giọt nước có thể được tìm thấy ở một số vùng sâu nhất của đại dương từ độ sâu 600m đến tận  1.200m.

Người ta đã báo cáo rằng áp lực có thể gấp 100 lần so với mức mà con người phải trải qua. Loài cá nhầy nhụa có một số đặc điểm giúp nó thích nghi trong môi trường áp suất cao, chẳng hạn như có một lượng nhỏ cơ bắp và xương mềm.

Ngoại hình xấu xí, kỳ dị của cá giọt nước sau khi bị vớt lên khỏi mặt nước. Ảnh: Internet
Ngoại hình xấu xí, kỳ dị của cá giọt nước sau khi bị vớt lên khỏi mặt nước. Ảnh: Internet

Cá giọt nước cũng được biết là ăn bất cứ thứ gì đi qua chúng. Do có sức nổi tự nhiên, nước cuốn chúng đi nên khi những sinh vật như giáp xác nhỏ hay ốc biển đến gần, chúng sẽ biến thành bữa tối.

Loài cá biển sâu này được so sánh với món tráng miệng những năm 1980 khi được đưa lên mặt nước. Nó bị gán cho danh xưng không mong muốn là loài động vật xấu xí nhất thế giới sau cuộc thăm dò của Hiệp hội Bảo tồn Động vật Xấu xí. Vẻ ngoài của nó thay đổi khi được đưa lên khỏi nước do được giảm sức ép có thể khiến nó nở ra. Điều này khiến mặt cá giọt nước méo mó còn chiếc mũi thì khổng lồ. Trên mặt đất, cấu trúc của nó khiến nó trông giống như một con sứa bị trôi dạt vào bờ.

Cá giọt nước không chỉ xấu xí mà còn lười biếng. Ảnh: Internet
Cá giọt nước không chỉ xấu xí mà còn lười biếng. Ảnh: Internet

Nhà sinh vật học Simon Watt, người thành lập Hiệp hội Bảo tồn Động vật Xấu xí, trước đây đã nói với BBC Science Focus: "Trong tự nhiên, chúng không hẳn là những vị vua hay nữ hoàng sắc đẹp nhưng trông chúng cũng không đến nỗi gây thất vọng". Ông giải thích thêm tại sao loài cá này không có bong bóng bơi. Thay vào đó, thành phần cơ thể của nó giúp ích cho việc bơi lội. “Nếu bạn nghĩ về việc dầu nổi trên mặt nước như thế nào, thì nó hơi giống như vậy: hàm lượng chất béo cao có khiến chúng dễ nổi hơn”, ông nói. "Cá giọt nước chỉ đơn giản là bồng bềnh trong nước hoặc dưới đáy biển, phần lớn nằm yên và sử dụng ít năng lượng nhất có thể. Đó là cách tiết kiệm sức lao động. Lười biếng là một chiến lược sinh tồn, và béo phì để giúp lười biếng trở thành chiến lược sinh tồn".

Lười biếng là một chiến lược sinh tồn. Ảnh: Internet
Lười biếng là một chiến lược sinh tồn. Ảnh: Internet

Simon trước đây đã nói với The Mirror về tầm quan trọng của việc tận hưởng tất cả vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng phần lớn thiên nhiên rất lố bịch và do đó chúng ta cũng nên tận hưởng sự lố bịch đó. Cảm giác như có tin tức xấu liên tục, đặc biệt là đối với một người bảo tồn môi trường, chúng ta đang chiến đấu trong một trận chiến không thể thắng, và sự chân thành không nên là vũ khí duy nhất của chúng ta".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news