Cây dâu tằm
Ở nước ta cây dâu tằm thường được gọi là cây dâu, tằm tang, dâu cang. Cây có nguồn gốc từ khu vực Đông Á.
Từ xưa, cây dâu tằm ở nước ta trồng để lấy lá nuôi tằm, dệt vải, còn các bộ phận khác có thể làm thuốc. Với nhiều Công dụng trong cuộc sống, cây dâu tằm được nhiều gia đình lựa chọn để trồng. Tuy nhiên, trồng cây dâu tằm trước nhà hay sau nhà để phù hợp với quan niệm Phong thủy là băn khoăn của không ít người.
Theo quan niệm phong thủy, cây dâu tằm thường được xếp vào loại cây có âm khí nặng. Bởi vì tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán đọc là “tang” (tượng trưng cho sự tang tóc, chết chóc) nên hầu hết những chuyên gia phong thủy đều nhìn nhận loài cây này là cây mang lại điều không may mắn. Trồng cây dâu tằm trong nhà có thể mang đến cảm giác lạnh lẽo, hiu quạnh hoặc tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe của gia đình.
Theo các chuyên gia phong thủy, cây dâu tằm thường được trồng ở sau vườn nhà, bờ dậu với mục đích trừ tà, bảo vệ ngôi nhà và gia đình bạn. Ngoài việc có tác dụng xua đuổi tà khí, cây dâu tằm còn mang đến nhiều tài lộc thịnh vượng cho gia chủ.
Cây liễu
Liễu là một trong những cây kiêng kỵ trồng trước nhà. Vì theo quan niệm dân gian, trồng cây liễu trước nhà mang ý nghĩa tán gia bại sản.
Ngoài ra, từ xưa ông cha ta thường lấy cây liễu để so sánh với những người con gái có số phận lênh đênh không may mắn.
Thêm vào đó, trong phong thủy, liễu là một trong những loại cây mang âm khí, do đó trồng cây liễu trước nhà sẽ thu hút âm khí vào ngôi nhà và có thể đem lại những điều không tốt.
Thường người ta chỉ trồng loại cây này ở công viên hay bờ hồ để tạo cảnh quan, bóng mát.
Cây dương xỉ
Đây là loại cây dễ trồng, dễ sống nên được rất nhiều người thích trồng để trang trí. Tuy nhiên, dân gian cho rằng đây là loại cây dẫn dụ các thế lực hắc ám, đem lại những điều không may cho gia đình.
Hơn nữa, cây dương xỉ ưa sống tại những môi trường ẩm ướt, nếu không thường xuyên dọn dẹp sẽ không đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.