Mỹ và Hàn Quốc đang bị ám ảnh với việc kiềm chế Triều Tiên. Nhưng việc Washington phát triển mạnh các hệ thống chống tên lửa này tại bán đảo châu Á cũng như Baltics khiến Moscow và Bắc Kinh thận trọng trong việc tin tưởng vào lãnh đạo Mỹ.
Hệ thống chống tên lửa Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Flickr/Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ |
Đài Sputnik của Nga đưa việc Mỹ và Hàn Quốc tuyên bố kế hoạch triển khai hệ thống chống tên lửa Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), bề ngoài là để chống lại những mối đe dọa từ Triều Tiên, nhưng động thái này đã bị Nga và Trung Quốc lên án. Hai nước xem việc lắp đặt hệ thống tên lửa này là nỗ lực ngầm của Mỹ nhằm phá hoại khả năng đánh chặn hạt nhân của Moscow và Bắc Kinh.
Moscow ngay lập tức đã cùng với Bắc Kinh cảnh báo Mỹ rằng việc triển khai THAAD sẽ gặp "những hậu quả không thể khắc phục".
"Hệ thống phòng thủ tên lửa này có xu hướng làm suy yếu sự ổn định trong khu vực. Chúng tôi hy vọng rằng các đối tác của chúng tôi sẽ tránh bất cứ hành động nào có thể gây ra những hậu quả không thể khắc phục", bộ ngoại giao Nga đưa ra cảnh báo sau khi Washington và Seoul tuyên bố kế hoạch.
Những căng thẳng mới giữa phía Mỹ, Hàn với Nga, Trung đã rơi vào bế tắc bất tiện nhất khi những mối đe dọa từ phía Bình Nhưỡng leo thang. Bộ Ngoại giao Triều Tiên gần đây tuyên bố động thái trực phạt trực tiếp chống lại "lãnh đạo tối cao Kim Jong-un" của chính quyền Obama là "sự thù địch tồi tệ nhất và là lời khiêu chiến chống lại CHDCND Triều Tiên".
Triều Tiên cảnh báo: "Giờ đây Mỹ đã tuyên bố một cuộc chiến với Triều tiên, bất cứ vấn đều này phát sinh trong mối quan hệ với Mỹ sẽ được xử lý theo luật thời chiến từ giờ trở đi".
Trong khi Washington nỗ lực để kiểm soát Bình Nhưỡng, Nga và Trung Quốc đều quan ngại nhiều hơn về hệ thống chống tên lửa được Mỹ triển khai ở cả Hàn Quốc, Romania và Ba Lan.
Hôm 26/7, ông Michael Elleman, một cựu thanh sát viên vũ khí của LHQ và tư vấn viên phòng thủ tên lửa cao cấp cho Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington DC đã có cuộc thảo luận với chương trình Loud & Clear của Sputnik về các khả năng kỹ thuật của hệ thống THAAD và tìm hiểu phản ứng của Nga, Trung với vấn đề này.
THAAD là gì? Tại Sao Hàn Quốc cho phép triển khai?
Ông Elleman cho biết: "Hệ thống THAAD bao gồm một radar rất mạnh, những lá chắn, một hệ thống quản lý chiến đấu và các bộ phận làm mát, cung cấp năng lượng để nó hoạt động. Nó chặn các tên lửa đạn đạo đang bay tới trên bầu khí quyển thông thường. Vì thế, nó bao phủ một khu vực có phạm vi rộng. Bạn có thể bao phủ 1/2 đến 1/3 Hàn Quốc khi sử dụng một khẩu đội của THAAD".
"Vài tuần trước, Seoul quyết định chấp nhận cho Mỹ triển khai THAAD. Có thể sẽ mất 1 hoặc 2 năm để hệ thống này hoạt động bởi có một vài bước cần thực hiện, trong đó có đào tạo nhóm vận hành cũng như xây dựng hệ thống đặc biệt này và đưa nó đến Hàn Quốc để đặt vào vị trí. Vì vậy, tôi không nghĩ là nó sẽ đi vào hoạt động trong ít nhất 18 tháng tới", ông Elleman nói.
Nga, Trung quan ngại điều gì về hệ thống THAAD này?
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng việc triển khai THAAD này sẽ hủy hoại sự tin tưởng lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Seoul. Ông Elleman cho rằng Moscow và Bắc Kinh quan ngại không phải ở bản thân hệ thống mà đúng hơn là nó sẽ tạo ra tiền lệ xáo trộn chống lại sự răn đe lẫn nhau đang được duy trì.
"Tôi nghĩ cả Nga và tủng Quốc sợ sự mở rộng khả năng chống tên lửa của Mỹ. THAAD được triển khai tại Hàn Quốc không đặt ra một mối đe dọa trực tiếp với Trung Quốc đại lục. Nó có thể tiến hành hoạt động dò tìm với chiếc radar mạnh mẽ nhưng không đáng kể. Nó không tăng cường được khả năng phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ, hoặc nếu có thì rất ít", ông Elleman nói.
"Sự phản đối hiện nay là chính trị và ngoại giao. Họ đang lo lắng về những gì Mỹ có thể làm trong tương lai, làm việc với Hàn Quốc và Nhật Bản. Họ đang lo điều này sẽ tạo nên một tiền lệ".
"Điều này cũng giống với việc Nga phản đối NATO đưa hệ thống phòng thủ tên lửa đến Romania trước khi đưa tới Ba Lan. Nó không đặt ra mối đe dọa trực tiếp nhưng nếu được mở rộng và tăng cường theo thời gian, nó cũng có thể đặt ra một mối đe dọa".
Bảo Linh (Sputnik)