Thất bại của Washington những năm trở lại đây trong việc giám sát nơi sản xuất các loại hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như điện tử và thuốc thể hiện sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào Trung Quốc của Mỹ.
Vào thập niên 1990, các quan chức Mỹ ủng hộ tự do thương mại Mỹ với Trung Quốc đã cho thấy việc hai nước tương trợ lẫn nhau trong nền kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến sự cùng nhau tồn tại trong hòa bình. Trong khi Trung Quốc đã, đang và sẽ ngày càng trở nên hiếu chiến, thì sự phụ thuộc chỉ từ một phía này đang gây ra khó khăn, thử thách.
Washington giờ đây đang phải giải quyết những sai sót cơ bản trong hệ thống thương mại quốc tế - điều đã từng mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc. Chính phủ Mỹ tuyên bố đề xuất Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để kiềm chế Trung Quốc. Điều không may là các hiệp ước bao gồm 11 nước đồng minh khu vực vành đai Thái Bình dương nhưng ngoại trừ Bắc Kinh, sẽ không làm bất cứ điều gì để khắc phục sai sót.
Việc hệ thống thương mại toàn cầu đang hoạt động không như mong đợi đã phản ánh rõ nét nhất trên khu vực biển xung quanh Trung Quốc.Cuối năm 2013, Trung Quốc tự ý áp đặt “vùng nhận dạng phòng không” bao gồm nhiều phần ở biển Hoa Đông. Tiếp tục đầu năm nay, hải quân Trung Quốc đang chuẩn bị đưa một dải đá ngầm thuộc đảo Trường Sa Việt Nam thành căn cứ quân sự.
Công nhân Trung Quốc trong nhà máy sản xuất màn hình LCD ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Ảnh: Reuters |
Quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á đang căng thẳng hơn bất cứ lúc nào kể từ những năm 1960. Vào năm ngoái, ông Shinzo Abe – Thủ tướng Nhật Bản đã so sánh tình hình này với năm 1914 – ngay trước khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Lực lượng hải quân Mỹ gần đây đã bắt đầu trực tiếp thách thức những yêu sách của Trung Quốc ở phần lớn Biển Đông.
Đây là biểu hiện trái ngược với những gì Mỹ mong muốn khi Mỹ và các nước đồng minh thành lập WTO vào giữa những năm 1990 và mời Trung Quốc cùng gia nhập. Tổng thống Bill Clinton khẳng định “sự phát triển phụ thuộc lẫn nhau này sẽ có tác động tự do hóa ở Trung Quốc.”
Tình hình trở nên xấu đi khi nền công nghiệp phụ thuộc lẫn nhau được thúc đẩy bởi WTO có vẻ như đã để quyền lực kinh tế rơi vào tay Trung Quốc.
Trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Mỹ đẩy mạnh quan hệ hội nhập với các nước đồng minh, bao gồm Nhật Bản, Đức, Anh, Canada. Washington đã làm điều này để thúc đẩy sự thịnh vượng chung và chung sống trong hòa bình. Mặc dù quốc gia nào trong số này cũng nhỏ hơn Mỹ, và ít nhiều đều là nước dân chủ, Mỹ vẫn quyết định ko phụ thuộc vào bất kì nước nào trong số các nước láng giềng thân cận này đối với các loại hàng hóa thiết yếu.
Ngày nay, Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc trong vô số các sản phẩm người dân Mỹ dùng hàng ngày, bao gồm 100 phần trăm các linh kiện điện tử quan trọng và các thành phần hóa chất. Thậm chí một số chất hóa học do Trung Quốc sản xuất được dùng để làm ra những loại dược phẩm quan trọng hàng đầu, bao gồm thuốc kháng sinh. Các chuỗi cung ứng thường chạy theo hệ thống sản xuất tức thời, nơi mà hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ song song, thường không có nguồn cung cấp dự phòng.
Trái lại, Trung Quốc ít phụ thuộc vào Mỹ đối với các mặt hàng thiết yểu. Trung Quốc nhập từ nước ngoài số lượng lớn năng lượng và kim loại và lưu trữ trong các kho dự trữ lớn.
Không giống như các đối tác thương mại chính của Washington trong hai thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng và trở nên lớn mạnh hơn cả nền kinh tế Mỹ. Hoàn toàn đối lập, Mỹ tự nhận thấy sự phụ thuộc vào thiện chí - và sự ổn định– của các chế độ chuyên chế uy quyền WTO đã tạo điều kiện cho các công ty tập đoàn ở Mỹ và quốc gia khác tái cơ cấu sản xuất dây chuyền lắp ráp trên mọi khía cạnh, chẳng hạn như tập trung việc sản xuất ở bất cứ đâu và bằng bất cứ cách nào họ muốn.
Thử thách cho Washington lúc này là phải hiểu được cuộc cải cách này có ý nghĩa trong thực tế. Phải chăng chính vì sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, ảnh hưởng đến quyền tự do hành động của Mỹ mà Bắc Kinh có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không dám dùng vũ lực đáp trả những hành động gây hấn của Trung Quốc? Đề xuất Hợp tác xuyên Thái Bình Dương lúc này đã kêu gọi việc giảm thiểu 1 chiến lược đã thất bại 2 lần. Ở tình huống xấu nhất , Mỹ sẽ phải gây ra xung đột với nước khác, khi mà những mối đe dọa toàn cầu với nước này ngày càng trở nên phức tạp.
Toàn cầu hóa là một chiến lược thông minh và khả thi. Chính sách thương mại Mỹ từ cuối Chiến tranh thứ hai đến giữa những năm 90 đã chứng minh điều đó.
Washington nên vạch ra phương hướng thay đổi kế thừa từ những năm 1990 đã từng bị đảo lộn thay vì lãng phí thời gian vào Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Cụ thể hơn, Mỹ cần tìm cách hòa giải để cùng tồn tại và phát triển thương mại với Trung Quốc.
Thạch Thảo (Theo Reuters)