Lễ vật cúng ông Công ông Táo
Lễ vật cúng Ông Công ông Táo truyền thống bao gồm mũ ông công ba chiếc trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, người dân miền Bắc còn cúng cá chép sống được thả trong chậu nước với ngụ ý 'cá chép hoá rồng' nhằm đưa ông Táo về trời. Cá chép sống sau đó sẽ được phóng sinh (thả ra ao hồ, sông, suối) sau khi cúng.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Trong quan niệm của người Việt, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đa phần không cầu kỳ nhưng cần sự trang trọng và chu đáo, nhằm thể hiện được tấm lòng của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai cũng như thần cai quản bếp núc nhà mình.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì?
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc hoa hồng
- 1 con cá chép rán hoặc cá chép sống
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa rau xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả và 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, 1 lá trầu cùng 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc và 1 tập giấy tiền vàng mã.
Cúng ông Công ông Táo vào thời gian nào chuẩn nhất?
Lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày nào là câu hỏi thắc mắc của không ít người. Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng sớm ngày 23. Lúc này dù vướng bận công việc quan trọng đến đâu, gia chủ cũng cần sắp xếp thời gian để hoàn thành lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để kịp giờ tiễn ông Công ông Táo lên thiên đình.
Cúng ông Công ông Táo có ý nghĩa gì?
Ông Công ông Táo (Táo quân hay Thổ Công) chính là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Đây là vị thần quyết định mọi sự may rủi, phúc hoạ của cả gia chủ. Ngoài ra, đây cũng là vị thần ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.
Do đó, tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đủ đầy. Sau đó mới đến ý nghĩa thờ 'thần Bếp' chuyên cai quản việc bếp núc.
Ông Công ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.
Cá chép chính là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ao để thả với ngụ ý 'cá vượt Vũ môn' hay 'cá chép hóa rồng', mang biểu tượng thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi đến thành công.