Những người đạt chỉ số IQ từ trên 140 trở lên đã được mệnh danh là thiên tài. Tuy nhiên William James Sidis, sinh ngày 1/4/1898 trong gia đình di cư người Ukraine gốc Do Thái được thế giới ghi nhận là người sở hữu trí thông minh siêu đẳng với chỉ số IQ khoảng 250 - 300, gấp rưỡi nhà Vật lý học lừng danh, Albert Einstein.
6 người sở hữu chỉ số IQ cao nhất thế giới, trong đó không một ai chạm đến ngưỡng 250 như William James Sidis. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Nhìn chằm chằm vào hình ảnh bóng đèn 25 giây và chờ điều kỳ lạ xảy ra
Thần đồng bị "ép chín"
Gia đình của William James Sidis đều là những người sở hữu học vấn rất cao trong xã hội. Người cha Vladimir Sidis sở hữu cấp bằng tiến sĩ trong khi người mẹ Sarah cũng là một bác sĩ Y khoa thành đạt. Bản thân William cũng được đặt tên theo người cha đỡ đầu William James, một nhà triết học có tiếng tăm tại Mỹ.
Sinh ra trong một gia đình học vấn cao như vậy, Sidis được dạy dỗ từ rất sớm. Thế nhưng bố mẹ ông lại có niềm tin vào chế độ nuôi dưỡng thiên tài theo kiểu gượng ép. Và thế là Sidis được nhồi nhét rất nhiều kiến thức từ thuở lọt lòng.
Cậu bé William James Sidis lúc 7 tuổi. Ảnh: Internet
Mới 4 tháng tuổi, ông đã được dạy đánh vần. Lên 8 tuổi, ông tự học được 8 thứ ngôn ngữ bao gồm tiếng tiếng Latin, tiếng Hy Lạp, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Armenia. Ông đã có thể dễ dàng hoàn thành bài thi đầu vào của trường đại học danh tiếng nước Mỹ, Havard. Dù vậy, ông không được nhận vào ngay vì lý do chưa phát triển về mặt thể chất.
Năm 11 tuổi, ông chính thức theo học ở trường đại học này và trở thành người trẻ tuổi nhất từng theo học tại Havard. Năm 1910, James Sidis tạo tiếng vang đầu tiên với bài thuyết giảng không gian 4 chiều khiến cả nước Mỹ chú ý. Một cựu thần đồng, nhà tiên phong về điều khiển học, Norbert Wiener, sau khi chứng kiến bài thuyết giảng đã phải thốt lên: "Một chiến thắng xứng đáng cho một nỗ lực vô song của một đứa trẻ cực kỳ xuất sắc". Khi ấy, ông mới 12 tuổi.
Tuổi thơ của ông gắn liền với sách vở, học tập và những kỳ vọng. Ảnh: Internet
Cũng trong năm đó, ông trải qua một đợt kiểm tra chỉ số IQ và đạt điểm số 250 - 300. Nhân loại chưa từng có một ai có thể đạt được con số này và ông được mệnh danh là người thông minh nhất thế giới lúc bấy giờ. James Sidis được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những nhà toán học, hoặc thiên văn học vĩ đại nhất lịch sử.
Cuộc sống đầy gượng ép
William James Sidis bắt đầu học một khóa học toàn thời gian vào năm 1910 và lấy bằng cử nhân Nghệ thuật, kiêm hiệu trưởng, vào ngày 18/06/1914 ở tuổi 16.
Sau khi tốt nghiệp, ông thẳng thắn chia sẻ và thề sẽ không bao giờ kết hôn, sống độc thân đến hết đời. Theo ông, đó là một chủ nghĩa sống hoàn hảo nhất và bản thân mình không hề có chút hấp dẫn nào với thiên tài IQ cao nhất thế giới.
Chàng thanh niên William James Sidis ở tuổi 16. Ảnh: Internet
Chính sự khác biệt về lối sống và cách suy nghĩa đã khiến ông không thể hòa nhập trong thời gian theo học trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học tại Havard. William bị một nhóm sinh viên đe dọa vũ lực khiến cha mẹ phải chuyển ông tới làm việc tại một học viện khoa học nghệ thuật ở Houston.
Sau khi tốt nghiệp và có tấm bằng tiến sĩ, ông thực hiện công việc giảng dạy nhưng chẳng mấy chốc cảm thấy nhàm chán và bỏ đi.
>>> Xem thêm: Mẹ con nhà voi vào làng xin thức ăn, người dân tiếp đãi bằng gạch đá và những quả cầu lửa
Kể từ thời điểm này, William bắt đầu có cảm giác chán ngán với môi trường học vấn. Ông đăng ký vào trường Luật Havard nhưng sớm rút khỏi vị trí chỉ 2 năm sau đó. Trong suốt quãng thời gian này, William James Sidis vật lộn để đi tìm bản thân, thoát ra khỏi sự sắp xếp đến mức áp đặt từ bố mẹ.
Năm 1919, William tham gia một cuộc biểu tình chống chiến tranh và bị bắt. Trong tù, ông gặp người phụ nữ duy nhất ông yêu - bà Martha Foley. Mối quan hệ này không kéo dài, chủ yếu do suy nghĩ lệch lạc mà cha mẹ ông đã tiêm nhiễm, rằng tình yêu, nghệ thuật, tình dục là yếu tố tạo ra “cuộc đời khiếm khuyết”.
Những bức ảnh được cho là của bà Martha Foley, người phụ nữ duy nhất khiến trái tim của siêu trí tuệ thế giới phải rung động. Ảnh: Internet
Thiên tài thông minh nhất thế giới bị kết án 18 tháng tù. Nhưng do tầm ảnh hưởng của nhị vị phụ huynh, ông được phóng thích. Ông bà Sidis không thể chịu nổi lối sống của cậu con trai vốn được coi là thần đồng. Họ làm đủ mọi cách, cấm đoán, kiểm soát để William đi đúng hướng. Thậm chí ông còn bị chính người cha của mình tống vào trại điều trị tâm thần hơn 1 năm.
Không bạn bè, gia đình áp đặt, William trở nên cô độc hơn bao giờ hết. Dù vậy, ông lại tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc hiếm hoi và ngắn ngủi đó. Trong thời gian này, ông viết hàng chục cuốn sách dưới nhiều bút danh, bao gồm về lịch sử nước Mỹ và sở thích sưu tầm vé xe. Ngoài ra, William xuất bản sách về vũ trụ học, đưa ra dự đoán về hố đen. Cuốn sách không được giới học giả đánh giá cao.
Một trong những cuốn sách được ông viết nhưng không tạo ra nhiều dấu ấn. Ảnh: Internet
Ẩn dật chẳng được bao lâu, năm 1924, cái tên William lại phơi bày trên đủ mặt báo khi cánh phóng viên tìm ra tung tích thần đồng ngày nào. Hàng loạt những bài viết về cuộc sống tầm thường đến khốn khổ của thiên tài IQ cao nhất thế giới được tung ra. William rơi vào trạng thái trầm cảm và xấu hổ.
Báo chí, truyền thông khai thác đủ mọi bất hạnh của William James Sidis khiến ông rơi vào trầm cảm. Ảnh: Internet
>>> Xem thêm: Dùng iPhone để ốp hàng rào, người Việt khiến cư dân mạng thế giới trầm trồ vì độ chịu chơi
Đỉnh điểm vào năm 1937, tờ New Yorker có một bài viết miêu tả quá trình rơi từ đỉnh cao xuống vực sâu của thần đồng. Gia đình ông đã phải khởi kiện tờ báo này và tạo ra những vết thương không thể chữa lành cho William James Sidis.
Qua đời trong cô độc
Tháng 7/1944, William gặp một cơn đột quỵ tại ngôi nhà nhỏ thuê ở Boston. Ông vĩnh viễn không bao giờ tỉnh lại. Thần đồng ngày nào, người sở hữu IQ cao nhất thế giới tạ thế ở tuổi 46. Người ta đồn rằng khi qua đời, trong ví ông có bức ảnh của bà Martha Foley, người phụ nữ duy nhất khiến William rung động, được đặt trong ví như một người bạn duy nhất của ông trong quãng đời cô độc còn lại.
Cuộc đời buồn thảm của thiên tài IQ gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người đổ lỗi cho cha mẹ James vì cách nuôi dạy thiếu tình cảm. Không ít ý kiến lại chỉ trích truyền thông đã xâm phạm quá nhiều vào đời tư của William, khiến ông không thể sống một cuộc đời tự do như mong muốn.