Tin mới

Muôn kiểu tình mẹ của "Cả một đời ân oán": Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng

Thứ bảy, 14/04/2018, 21:46 (GMT+7)

Mỗi một nhân vật của "Cả một đời ân oán" mang số phận khác nhau, tuy nhiên tựu chung là đều vì thương con đến mức quên cả bản thân mình.

Mỗi một nhân vật của "Cả một đời ân oán" mang số phận khác nhau, tuy nhiên tựu chung là đều vì thương con đến mức quên cả bản thân mình.

Phần 1 của phim truyền hình Cả một đời ân oán vừa khép lại với loạt diễn biến căng thẳng, kịch tính xoay quanh các nhân vật của gia đình họ Vũ. 

Trong phần này, dấu ấn của những người phụ nữ - những người mẹ vì thương con mà vô tình gây ra bi kịch được thể hiện khá rõ rệt.

Bà Lan ( Mỹ Uyên ) - Bà Mai ( Minh Phương ) - Bà Hảo ( Thanh Quý ) - Dung ( Hồng Diễm) là 4 hình mẫu đại diện cho những số phận phụ nữ trong xã hội. 

Giữa họ, đôi khi có sự tranh giành, đôi khi có lời nói như dao găm vô tình làm tổn thương nhau, dẫu vậy, xét cho đến tận cùng, tất cả đều có chung một điểm: Ấy là thương chồng, thương con, thương gia đình đến mức tự làm khổ bản thân.

Bà Lan - Mỹ Uyên

Trong số những người phụ nữ của Cả một đời ân oán, Bà Lan là người đủ đầy vật chất nhất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bà Lan sống hạnh phúc, vui vẻ. Tiền bạc chỉ là thứ phù du, thứ bà Lan cần, còn nhiều hơn giá trị vật chất. 

Bà Lan chỉ muốn được an bình ở bên cạnh người chồng là ông Quang (Mạnh Cường) cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 1.

Mỹ Uyên trong vai bà Lan.

Tuy nhiên, mong ước ấy đã bị dập tắt kể từ ngày ông Quang thừa nhận "đứa con rơi" là Phong (Hồng Đăng). Mặc cho bà Lan phản đối quyết liệt, ông Quang vẫn xin được làm tròn trách nhiệm người cha sau bao nhiêu năm tạm buông bỏ. 

Vì thương chồng, bà Lan nén chặt buồn tủi, chấp nhận để ông Quang lần lượt đưa Phong, bà Mai và cả Diệu (Lan Phương) về sống trong nhà họ Vũ cùng mình!

Sóng gió ập đến ngày một nhiều hơn, khi mà mối quan hệ con riêng - con chung ngày càng trở nên phức tạp. Bà Lan vốn dĩ không ác, chỉ là bà thiếu sự cảm thông, luôn ở trong thế phòng bị khi đối mặt với Phong - Diệu - bà Mai. 

Tuy nhiên, nói đi thì cũng nói lại, có người phụ nữ nào muốn chồng chia tài sản cho con riêng? Có người phụ nữ nào chịu được cảnh người cũ của chồng nay bỗng dưng về ở chung nhà với mình?

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 2.
 

Bà Lan không chịu được điều ấy, bà vùng lên đấu tranh để giành lấy "lẽ phải" về mình. Lẽ phải này, có thể đúng với bà Lan, nhưng lại gây thương tổn cho Phong - Diệu - bà Mai. Thế là cuộc sống yên bình chấm dứt, các bên công khai đối đầu với nhau bằng những chiêu trò, thủ đoạn chẳng ai ngờ.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 3.
 

Bi kịch của Cả một đời ân oán, một phần do bà Lan gây nên. Bà Lan là đại diện cho mẫu phụ nữ quy củ, luôn đặt lợi ích của chồng - con - cháu nội của mình lên hàng đầu. 

Vì muốn bảo vệ quyền lợi ấy, bà Lan đã gây ra đau đớn cho những người còn lại. Để rồi cuối cùng, chính bà Lan là người hứng trọn mọi oán than. Cái chết của ông Quang, sâu xa ngọn nguồn, một phần cũng vì sự ích kỷ của bà Lan mà ra.

Bà Mai - Minh Phương

So với bà Lan, bà Mai chẳng có cuộc sống vật chất sung túc bằng, nhưng bù lại, bà Mai có sự yêu thương, kính trọng tuyệt đối của con trai. Trong quá khứ, bà Mai từng yêu ông Quang say đắm. 

Vì lỡ có thai ngoài ý muốn trước ngày ông Quang ra nước ngoài, bà Mai đành giữ bí mật, một mình sinh con và nuôi lớn. Đứa trẻ ấy, sau này trở thành người đàn ông tài giỏi, lạnh lùng là Phong.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 4.

Minh Phương trong vai Bà Mai.

Vì quá thương con, bà Mai chấp nhận mọi lời dè bỉu, khinh thường mỗi khi ai đó chọc ghẹo Phong rằng anh chẳng có bố. Cũng vì thương con, bà Mai gạt bỏ lòng tự trọng, chấp nhận mọi lời mắng chửi của bà Lan để về sống ở Vũ Gia. 

Bà Mai làm điều này chẳng phải vì ham muốn khối tài sản khổng lồ, bà sống trong Vũ Gia chỉ vì mục đích hàn gắn cho Phong với ông Quang. Bởi bà biết, con trai mình hận bố!

Trong bi kịch của Cả một đời ân oán, nếu nói bà Mai không có lỗi, ấy là sai. Cái sai của bà Mai là quá hiền lành, quá thương con trai, quá tin tưởng con dâu đến mức để cho chính mình bị lừa. 

Do muốn chiếm đoạt tài sản, nàng dâu Diệu đã nói dối rằng bà Mai mắc bệnh xơ gan sắp chết. Cuối cùng, ông Quang phải thay đổi di chúc, để cho Phong thừa kế 1/3 tài sản vì tin rằng nếu như không làm thế sẽ cảm thấy có lỗi với mẹ con bà Mai - Phong đến suốt đời.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 5.
 

Rồi một ngày nọ, bà Mai phát hiện ra mình không hề có bệnh, cho rằng bản thân có lỗi khi làm Vũ Gia xào xáo, bà Mai đã lặng lẽ xách đồ về quê. Trong lúc cố ngăn cản bà Mai, ông Quang đã bị xe tải tông vào, cuối cùng, chết trong bệnh viện mà không kịp trăn trối lời nào cả!

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 6.
 

Bà Mai hiền lành, thương con, điều này ai cũng biết. Tuy nhiên, giá mà bà Mai quyết đoán và bớt "ba phải" hơn thì mọi chuyện đã khác trước. 

Đôi khi, tấm lòng của mình, dẫu có tốt đến mấy, nếu như hành xử không khéo léo, cũng có thể gây hiểu nhầm cho người khác. Nỗi đau mà ngày hôm nay bà Mai gánh chịu, cũng do điều này gây ra phần nào.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 7.
 

Bà Hảo - Thanh Quý

Không hiền lành như bà Mai, cũng không lạnh lùng, cứng rắn như Bà Lan, bà Hảo - mẹ ruột của Dung là một trường hợp hoàn toàn khác. Bà Hảo là góa phụ, một mình nuôi 2 con khôn lớn. 

Trong mắt bà Hảo, lúc nào tiền cũng là điều quan trọng nhất. Vậy nên mới có chuyện, bà Hảo ép Dung phải cưới Đăng (Mạnh Trường), dù bà biết rõ con gái mình đang yêu Phong say đắm.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 8.

Thanh Quý trong bai bà Hảo - mẹ ruột của Dung.

Bà Hảo lý giải rằng: Thằng Phong nghèo rách mồng tơi, nếu lấy nó con sẽ khổ cả đời. Còn khi đã làm vợ Đăng, không chỉ Dung được sung sướng mà cả gia đình đều thoát cảnh nghèo đói. 

Vì nghe lời mẹ, Dung đã nhắm mắt đưa chân, bước về nhà họ Vũ để làm vợ Đăng. Lúc này, Đăng đã có một đứa con trai với người vợ đầu quá cố!

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 9.
 

Những năm sau đó, bà Hảo không ngừng đốc thúc Dung lén lấy cắp tiền của, tài sản nhà họ Vũ để mang về cho mẹ và em trai. Bà Hảo viện dẫn lý lẽ rằng nhà họ Vũ giàu có, xin có ít tiền thì đã làm sao? 

Biết con gái làm dâu nhà triệu phú, bà Hảo luôn cố gắng vơ vét, dẫu được, dẫu không, thì ít bà Hảo cũng cố gắng thông báo cho Dung rằng phải làm điều gì đó có lợi cho "chén cơm manh áo" của mẹ ruột và em trai mình.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 10.
 

Nhưng dù cho có thực dụng đến mấy, bà Hảo cũng hiện rõ là người mẹ thương con vô bờ bến. Vì sợ con trai không có việc làm, bà đã bỏ hết sĩ diện, chạy đến nhà thông gia nhờ vả. 

Lúc Dung gặp rắc rối với mẹ chồng, bà Hảo còn "xù lông", mắng chửi thậm tệ chỉ vì mục đích chứng minh rằng con gái mình không hề dễ bị ăn hiếp. 

Bà Hảo là đại diện cho rất nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại, sẵn sàng đón nhận mọi chỉ trích, chê bai, miễn sao các con bà được sung sướng, giàu sang và không phải chịu cảnh nghèo đói, thiếu ăn như mình lúc trước.

Dung - Hồng Diễm

Nhân vật Dung của Hồng Diễm hiện rõ là người phụ nữ hiền lành, dịu dàng, luôn biết suy nghĩ, lo lắng cho người khác. 

Làm con dâu của bà Lan, làm vợ kế của Đăng, Dung chịu khá nhiều uất ức. Bởi trong mắt mẹ chồng, Dung luôn là cô gái có thân phận thấp hèn, nếu như không làm tốt vai trò mẹ kế, Dung sẽ bị mắng chửi chẳng tiếc lời. 

Nhiều lần, Dung đã phải nuốt nước mắt vì bị mắng oan. Hễ cậu con trai riêng của Đăng sổ mũi, nhức đầu hay bày trò nghịch phá gì, Dung cũng là người "hứng đạn" đầu tiên.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 11.
 
Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 12.

Hồng Diễm đóng vai Dung - người phụ nữ dịu dàng, chịu thương chịu khó.

Tuy nhiên, dù cho bị đối xử bất công đến mấy, Dung vẫn rất thương yêu con trai riêng của chồng. Dung thức khuya dậy sớm, tìm hiểu mọi sở thích của cậu bé, chỉ vì mục đích muốn chứng minh rằng: Mẹ kế không xấu như những gì người ta vẫn nghĩ. 

Thậm chí, Dung còn chấp nhận "đối đầu" vớ mẹ chồng khi bắt cậu bé phải thường xuyên tập thể dục, không chơi game. Dẫu cho tấm lòng thành có bị chà đạp, Dung vẫn không vì thế mà sinh lòng chán ghét, oán hận gia đình chồng.

Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 13.
 
Muôn kiểu tình mẹ của Cả một đời ân oán: Người nhu nhược, kẻ thương con đến mức mù quáng - Ảnh 14.
 

Sự dịu dàng, chu đáo của Dung là cần thiết cho một gia đình. Nhưng chính điều đó đã khiến Dung lâm vào bi kịch. Bởi Dung nghĩ cho người khác nhiều hơn bản thân cô, giá như Dung ích kỷ một chút, bớt lo toan một chút thì cô chẳng phải rơi vào cảnh gần như phát điên khi con gái ruột mất tích. 

Mọi sự thiệt thòi, Dung đều nhận cho bản thân, nếu như ai đó có mắng chửi cô sai, thì Dung cũng để họ mắng chứ không tìm cách phản ứng lại. Cuối cùng, thiệt thòi đổ ập xuống người Dung cả.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news