Tin mới

Biển Đông: Mỹ tăng hoạt động quân sự, đẩy mạnh áp lực lên Trung Quốc

Thứ hai, 25/05/2015, 16:22 (GMT+7)

Vài ngày sau khi một thành viên báo CNN lên chiếc máy bay do thám Posedon P8-A bay trên một hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông, có thể thấy rõ rằng chuyến bay được xem là một hành động có tính toán nhằm đẩy mạnh áp lực lên Trung Quốc.

Vài ngày sau khi một thành viên báo CNN lên chiếc máy bay do thám Posedon P8-A bay trên một hòn đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông, có thể thấy rõ rằng chuyến bay là một hành động khiêu khích có tính toán nhằm đẩy mạnh áp lực lên Trung Quốc. Các quan chức Mỹ đã ngay lập tức sử dụng các báo cáo để khẳng định ý định thách thức những tuyên bố (vô lý - ND) về lãnh thổ của Trung Quốc trong vùng biển chiến lược, bất chấp hậu quả.

P-8A Poseidon

Từ tháng Một, Mỹ đã tổ chức các chuyến bay do thám và các cuộc tuần tra biển thường xuyên trong bối cảnh Washington bắt đầu chiến dịch đáng sợ của họ sau những hành động cải tạo của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng việc xuất hiện một đội ngũ đưa tin trên chuyến bay tạo nên bầu không khí "nín thở" kèm theo là những cảnh quay video bất ngờ thu hút dư luận Mỹ và trên thế giới.

Việc truyền thông tham gia vào vụ việc gợi lại cuộc xâm nhập Iraq vào năm 2003 của Mỹ. CNN cũng đã viết về việc “xây dựng quân đội khổng lồ” trên các đảo, hệ thống cảnh báo radar sớm  trên Rặng Chữ Thập của Trung Quốc, và nhấn mạnh cảnh báo từ một đài phát thanh Trung Quốc về chiếc máy bay do thám: “Hãy tránh xa… để tránh gây hiểu nhầm.”

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Colonel Steve Warren không chỉ tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục những chuyến bay do thám thường xuyên, mà tới đây còn có thể đi qua giới hạn chủ quyền 12 hải lý quanh các đảo và rặng đá mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Bình luận của ông Warren đã xác nhận tin tức mà truyền thông Mỹ mới đưa rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đưa ra kế hoạch triển khai các máy bay Mỹ hay điều tàu chiến vượt qua giới hạn 12 lãnh hải của các đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông trước Lầu Năm Góc. Washinton cũng biết, những hành động này tiềm tàng gây nguy hiểm.

Mặc điều này được coi như là mối de dọa quân sự với Bắc Kinh, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel Chuyên trách Đông Á và Thái Bình Dương tuyên bố trong một cuộc họp báo ngắn vào hôm thứ 5 (21/5) rằng, các chuyến bay do thám “hoàn toàn phù hợp” và Mỹ sẽ “tiếp tục thực hiện đầy đủ” quyền lợi để hoạt động trong vùng không phận và hải phận quốc tế.

Ông nói: “Không ai khôn ngoan đi ngăn cản hải quân Mỹ hoạt động cả - đó không phải là một canh bạc hay.”

 

Dù Mỹ  khẳng định quyền” được “tự do hàng hải ở Biển Đông vào năm 2010, và khi chính quyền ông Obama chuẩn bị công bố mục tiêu “xoay trục châu Á”thì báo giới Trung Quốc luôn coi đây là hành động nhằm cản trở Trung Quốc và thị uy sức mạnh quân sự. Một số tờ "chủ lưu" của Trung Quốc thì coi sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông là "nguy hiểm".

Vào năm ngoái, Mỹ và Philippines đã ký Hiệp định hợp tác Quốc phòng nâng cao để cho phép lực lượng Mỹ được tiếp cận gần như không giới hạn vào các căn cứ quân sự của nước này. Mối quan hệ giữa hai nước thực sự đã thân thiết hơn, và thực tế là chiếc Poseidon đã bay từ Cảng không quân Clark của Philippines vào hôm thứ 4 (20/5) vừa rồi.

Quyết định để đội ngũ tin tức của báo CNN đi cùng chuyến bay là được xem là nằm trong một kế hoạch cẩn thận. Nó đến vài ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Bắc Kinh để khẳng định Trung Quốc ngừng việc cải tạo đất trên Biển Đông và ngay trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đến dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tuần tới, nơi ông có thể đối diện với những quan chức quốc phòng Trung Quốc.

Chuyên gia Mira Rapp Hooper đến từ Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) giải thích: “Bạn đang thấy ở Mỹ một nỗ lực rõ ràng, có tính toán nhằm làm sáng tỏ mọi chi tiết và những mối nguy tiềm tàng về tình hình Biển Đông.”

CSIS hợp tác với quân đội Mỹ trong kế hoạch “hướng trục châu Á”. Cơ quan này cho biết, không phải ngẫu nhiên mà chính quyền ông Obama gây áp lực lên Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trong năm nay. Chi nhánh của CSIS cũng đã công bố video nóng về chuyến bay do thám của Mỹ trên website của họ.

Không có nghi ngờ gì về ý định của Washington. Khi Trung Quốc công bố một vùng Nhận diện phòng không ADIZ ở Biển Hoa Đông vào tháng 11/2013, Mỹ ngay lập tức thách thức bằng việc điều máy bay ném bom hạt nhân B-52 đi vào khu vực này. Mỹ dự định điều các máy bay chiến đấu bay vào giới hạn 12 lãnh hải xung quanh các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (một cách vô lý - ND). 

Theo Chi MK (tổng hợp báo nước ngoài)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news