Các nhà phân tích cho rằng Washington đã nhắm tới Đài Loan, xem đây như chiến lược đối trọng với Bắc Kinh.
Mỹ đã tăng cường hợp tác quân sự và trao đổi với Đài Loan mặc dù đại lục đã cảnh báo điều này sẽ làm tổn hại đến quan hệ Trung-Mỹ.
Động thái này là một phần trong chiến lược tái cân bằng châu Á nhằm chống lại ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông, các nhà phân tích cho biết.
Sự hợp tác từ cung cấp vũ khí cho tới việc mời các quan chức quốc phòng cao cấp của Đài Loan tới tham gia các hoạt động quân sự lớn của Mỹ tại Thái Bình Dương đã nhấn mạnh quyết tâm của Washington đó là tận dụng tốt hòn đảo này như một đối trọng với Bắc Kinh.
Vào tháng 12 năm ngoái, Thượng viện Mỹ đã chấp thuận bán 4 tàu khu trục lớp Perry giá 370 triệu USD cho Đài Loan.
Việc hợp tác trở nên cụ thể hơn vào tháng trước sau khi Trung Quốc tăng cường các động thái quân sự tại Biển Đông bằng việc đưa ra 8 lời cảnh báo đối với máy bay trinh sát của Mỹ. Vào ngày 22/5, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ đã đưa ra các quy định để thúc đẩy hợp tác quân sự với Đài Loan trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng nhà nước năm 2016.
Dự luật sắp được đệ trình để lấy ý kiến có một mục về khả năng quân sự bất đối xứng và tham gia các hoạt động huấn luyện với Nhà Trắng của Đài Loan, hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin.
"Việc hỗ trợ bao gồm kỹ máy bay tấn công nhanh, tên lửa hành trình phòng vệ ven biển, hệ thống sửa chữa đường băng nhanh chóng, các tàu ngầm và mìn tấn công được tối ưu hóa cho quốc phòng của eo biển Đài Loan", hãng này nói thêm.
Dự luật cũng kêu gọi Mỹ cho phép các lực lượng Đài Loan tham gia vào các hoạt động huấn luyện do Mỹ tổ chức, đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ Đài Loan khỏi một cuộc tấn công tên lửa, phong tỏa hàng hải và cuộc xâm lược đổ bộ do PLA tiến hành.
Quan trọng hơn, dự luật kêu gọi Mỹ mờ Đài Loan tham gia huấn luyện chiến đấu không đối không, đặc biệt là trong các cuộc diễn tập được tổ chức tại căn cứ không quân Eielson ở Alaska và căn cứ không quân Nellis tại Nevada.
Tàu khu trục lớp Perry của Đài Loan |
Một quan chức Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết, trước đó, ủy ban Thượng viện đã đưa ra các quy định, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii đã mời Đài Loan tham gia hội nghị chuyên đề về chiến tranh đổ bộ cùng 20 quốc gia khác vào ngày 21/5.
"Thiếu tướng Liu Yu-ping của thủy quân lục chiến đã tham gia Hội nghị chuyên đề của Các nhà lãnh đạo đổ bộ thuộc Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Hội nghị không có sự tham gia của Trung Quốc, phù hợp với Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia Hoa Kỳ năm 2000", quan chức này cho biết.
Ông này cho biết Lữ đoàn Kỵ binh số 601 của Đài Loan đã ký kết uan hệ với Lữ đoàn chiến đấu 25 thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ và cả 2 sẽ cùng huấn luyện chiến đấu và tiến hành các chương trình trao đổi học tập vào cuối năm nay.
Đội ngũ chiến tranh tâm lý và chính trị của Đài Loan cugnx đã ký hợp tác với Liên đoàn chiến tranh tâm lý số 7 của Bô tư lệnh và sẽ trao đổi thông tin, liên kết đào tạo, vị quan chức này ghi nhận.
Trong một động thái chưa từng có, đại sứ thực quyền của Mỹ tại Đài Loan hôm 4/6 đã đăng một bức ảnh lên trang Facebook của mình cho thấy Tổng tham mưu trưởng Đài Loan, ông Yen De-fa cùng với các lãnh đạo quân sự nhiều nước khác đã cùng tham dự sự kiện quân sự lớn của Mỹ tại Hawaii.
Các nhà phân tích nói rằng Mỹ đã từng giảm thiểu tất cả các liên lạc quân sự với Đài Loan để tránh làm mếch lòng Bắc Kinh. Trung Quốc từng cảnh báo Washington không được bán vũ khí và có trao đổi quân sự cấp cao với hòn đảo này.
"Hành động gần đây cho thấy Mỹ đã thấy cần phải tăng cường tiếp xúc và hợp tác quân sự với Đài Loan hơn nữa do tầm quan trọng chiến lược của hòn đảo này ngày một tăng lên trong khu vực, đặc biệt là khi Bắc Kinh đóng vai trò gây hấn trong trong tránh Biển Đông", Lin Cheng-yi, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứ Mỹ - Âu thuộc Học viện Sinica Đài Loan cho biết.
Ông Lin nói rằng Mỹ, trong chiến lược tái cân bằng châu Á đã nhận thấy mình chưa làm đủ để hỗ trợ vai trò chiến lược của Đài Loan trong khu vực.
"Bằng cách đẩy mạnh hợp tác quân sự, thậm chí là để các lãnh đạo quân sự Đài loan công khai tham gia vào các sự kiện quân sự của Mỹ, Washington muốn cho thấy Đài Loan vẫn là đồng minh chính thức quan trọng của họ. Điều này cũng có nghĩa là Đài Loan sẽ vẫn là con tốt quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu s của Mỹ".
Trung Quốc đại lục đã kêu gọi hợp tác với Đài Loan trong việc đòi yêu sách tại quần đảo Trường Sa nhằm chống lại ảnh hưởng ngày một tăng của Mỹ trong khu vực. Nhưng Đài Loan lại phản ứng bằng cách kêu gọi giải quyết tranh chấp trong hòa bình và sự phát triển chung cho các nguồn tài nguyên trong khu vực.
Bảo Linh (Theo SCMP)