Khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN mới nhất vừa kết thúc tại California, phóng viên Brian Becker của đài Sputnik (Nga) đã có cuộc trò chuyện với nhà phân tích chính trị Eric Draitser để đánh giá về diễn đàn và phân tích xem liệu Washington có đang cố gắng làm trầm trọng thêm các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Nhà phân tích chính trị Eric Draitser- tác giả, nhà hoạt động và người sáng lập trang Stoplmperialism.org cho rằng Mỹ đang lợi dụng tranh chấp Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc. Ảnh: Hãng thông tấn Pháp |
Tham gia chương trình Loud & Clear của đài Sputnik, ông Draitser cho rằng y kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama đưa ra vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh này đó là ASEAN là "trung tâm đối với hòa bình và thịnh vượng (của khu vực châu Á)" và đấu tranh cho "tự do hàng hải" bằng bất cứ "biện pháp hợp pháp hòa bình nào" còn khó hơn.
"Những gì mà họ (người Mỹ) thực sự muốn (bằng cách đề xuất tự do hàng hải) đang thúc đẩy chống lại cái mà họ cảm nhận được: Đó là Trung Quốc đang đẩy mạnh tạo dựng một khu vực ảnh hưởng". Ông Draitser cũng nói thêm rằng động thái này là một phần trong chiến lược duy trì sự thống trị của hải quân Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Ông Draitser quan sát thấy rằng ASEAN dường như là một công cụ mà Mỹ sử dụng để triển khai sức mạnh kinh tế và quân sự của mình trong khu vực. Các nước nhỏ hơn vướng vào liên minh chính trị, kinh tế này phải cơ động giữa các đối thủ lớn đó là Bắc Kinh và Washington.
"Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều bị đặt vào thế tiến thoái lưỡng nan giữa 2 nước. Và ASEAN là một trong những cách để Mỹ kéo họ đến gần hơn với phạm vi ảnh hưởng của mình".
Các này được các cường quốc trong khu vực sử dụng để đạt được lợi ích kinh tế bổ sung.
"Như các bạn thấy trong vài thập kỷ qua sản xuất công nghiệp đã đổi từ thế giới thứ nhất (hay bắc cầu) sang các quốc gia như Trung Quốc và giờ là Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Những nước này ngày càng trở thành điểm nóng công nghiệp, chuyên sản xuất hàng tiêu dùng", ông Draister nói.
Cái gọi là Con đường tơ lụa trên biển do Bắc Kinh đề xuất bao gồm khu vực Đông Nam Á và cũng có các quốc gia ở xa như Sri Lanka, Djibouti. Ông Draister khẳng định rằng mục tiêu kinh tế cơ bản mà Mỹ đang theo đuổi tại khu vực này là cắt các tuyến dường thương mại hàng hải mà Trung Quốc muốn xây dựng, nhằm thúc đẩy sự xuất hiện như một siêu cường chính của Washington.
Đó là mục đích cơ bản của các tổ chức như ASEAN và các hiệp ước như TPP, theo ông Draister.
"Tất cả những sáng kiến nhỏ trong đó có việc các nước Đông Nam Á được thiết kế để cung cấp một con đường kinh tế để những nước này thoát khỏi Trung Quốc".
Theo ông Draister, "Washington đang đầu tư nhiều vào cơ chế chính trị" để phục hồi lại sức mạnh và quyền bá chủ của Mỹ tại khu vực châu Á. Ông nói thêm rằng chiến lược khu vực "xoay trục Đông Á" của Tổng thống Mỹ Barack Obama là một ví dụ điển hình cho cam kết này.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN quan trọng đối với Mỹ và có thể được xem như do Washington làm chủ, ông Draister khẳng định.
Các Chính sách của Washington đối với các tranh chấp đất đai đang diễn ra ở Biển Đông cho thấy Mỹ ủng hộ các quốc gia có lực lượng hải quân không mạnh tại khu vực và do đó không đặt ra mối đe dọa đối với họ.
Theo ông Draister, không nước nào tại khu vực này có lực lượng hải quân thực sự mạnh. Chính vì thế, họ trở thành một phần trong chiến lược của Mỹ. Đó là lý do tại sao Mỹ nhiều lần yêu cầu tất cả tranh chấp giữa Trung Quốc và những nước này cần được hòa giải qua lăng kính của ASEAN.
ASEAN chỉ được Mỹ coi như một nền tảng khu vực để giải quyết xung đột. Lập trường này chứng tỏ Washington đang nỗ lực phá vỡ mối quan hệ song phương giữa Bắc Kinh với các nước khác trong khu vực và cản trở việc giải quyết xung đột tại khu vực, theo ông Draister.
Bảo Linh (theo Sputnik)