Tin mới

Mỹ vẫn là nền kinh tế số 1 thế giới

Thứ sáu, 10/10/2014, 15:47 (GMT+7)

Báo cáo mới\nnhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, Trung Quốc soán ngôi lên vị trí nền\nkinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, kết quả này chỉ\ndựa theo một cách tính toán còn nếu xét theo thị trường thì không phải.

Báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, Trung Quốc soán ngôi lên vị trí nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, kết quả này chỉ dựa theo một cách tính toán còn nếu xét theo thị trường thì không phải.

 

Đầu tháng 5 năm nay, khi đánh giá về triển vọng tình hình kinh tế thế giới, Ngân hàng thế giới (WB) và IMF cho rằng, GDP nếu tính theo sức mua thì năm 2014 kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đó, GDP Trung Quốc tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP) năm nay sẽ đạt 17.600 tỷ USD, vượt Mỹ với 17.400 tỷ USD

Các chuyên gia cho rằng, cách tính toán này chỉ như tính một bát phở ở Việt Nam theo mệnh giá đồng USD. Ở Việt Nam chỉ khoảng 1-2 USD nhưng ở Mỹ có thể là 5 USD. Trung Quốc cao hơn Mỹ do Trung Quốc có 7 nghìn tỷ USD, Mỹ có 13 nghìn tỷ USD. Nhưng 7 nghìn tỷ USD này chuyển sang Mỹ có thể là 15 nghìn tỷ USD vì mức sống ở Trung Quốc rẻ hơn. Vì vây, kết quả trên chỉ để thưởng thức chứ thực tế thì kinh tế Trung Quốc vẫn chưa vượt được Mỹ.

Triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đang giảm dần.

Trong 3 thập kỷ qua, Trung Quốc luôn tăng trưởng với tốc độ hai chữ số do cải tổ kinh tế và công nghiệp hóa. Những năm gần đây tuy có chậm lại nhưng vẫn tương đối cao theo tiêu chuẩn châu Âu, với ước tính 7,4% năm nay và 7,1% trong năm tới.

Để tăng trưởng nhanh trở lại như trước đây, Trung Quốc cần chuyển đổi mô hình phát triển thủ công sang giai đoạn dựa vào công nghệ, kiểm soát ở tầng cao hơn chuỗi giá trị thế giới. Nhưng bản thân Trung Quốc vẫn đang rất loay hoay chưa thể chuyển được.

Hiện trạng thực tế này tạo ra rất nhiều khó khăn cho Trung Quốc như, nợ xấu rất cao, bất động sản ế thừa kéo dài… vẫn chưa được giải quyết. Các khó khắn này tiếp tục lớn dần lên trong khi Chính Phủ Trung Quốc chưa có động thái nào để giải quyết. Điều này dự báo tăng trưởng của Trung Quốc đang có xu hướng chậm lại. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng nguồn lực tài chính của Chính phủ để bơm và duy trì tăng trưởng cao thì sẽ càng khó khăn.

Ông Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới cho rằng, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đang giảm dần. Ngay bản thân những Chính sách của Trung Quốc cũng đang tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài cảm giác không công bằng với các công ty nước ngoài. Mặt khác, các nguồn tài nguyên khoáng sản khai thác, lao động giá rẻ không còn là ưu thế… Việc đầu vào tăng nhưng môi trường ứng xử của Chính phủ Trung Quốc đối với họ không tốt làm các nhà đầu tư tháo chạy.

“Vấn đề vượt Mỹ để đóng vai trò dẫn dắt thế giới Trung Quốc không thể nào làm được. Về mặt quy mô thì có thể nhưng thu nhập quốc dân theo đầu người còn rất lâu mới vượt được Mỹ”, ông Sơn khẳng định

Ông David Hensley - Giám đốc bộ phận Hợp tác kinh tế toàn cầu tại JPMorgan Chase cũng cho rằng: "PPP không phải là con số thực. Vì vậy, theo cách tính thông dụng được công nhận và hữu ích nhất, Mỹ vẫn là nền kinh tế số một thế giới, ".

Theo Phan Thuỷ (tổng hợp)/Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news