Tin mới

NASA bất ngờ phát hiện 12 mặt trăng mới quay quanh sao Mộc

Thứ tư, 18/07/2018, 10:31 (GMT+7)

Các nhà khoa học NASA tuyên bố phát hiện thêm 12 mặt trăng mới bay quanh sao Mộc, hành tinh lớn nhất và cũng nhiều mặt trăng nhất trong Hệ mặt trời.

Các nhà khoa học NASA tuyên bố phát hiện thêm 12 mặt trăng mới bay quanh sao Mộc, hành tinh lớn nhất và cũng nhiều mặt trăng nhất trong Hệ mặt trời.

Theo Iflscience, đây là một sự phát hiện tình cờ. Mục đích ban đầu của họ là tìm kiếm Planet Nine, một vật thể chưa được xác định có thể quay quanh Mặt trời vượt ra ngoài quỹ đạo của Hải Vương tinh. Sao Mộc khi đó vô tình nằm gần chỗ họ đang tìm kiếm và những chuyển động tinh tế của những mặt trăng mới dù rất nhỏ đã được kính thiên văn phát hiện.

“Mộc tinh đã xuất hiện ở vị trí gần nơi chúng tôi đang tìm kiếm các vật thể hệ mặt trời cực xa, nên chúng ta có thể tìm kiếm các mặt trăng mới xung quanh sao Mộc trong khi đồng thời tìm kiếm các hành tinh ở rìa mặt trời ”trưởng nhóm Scott Sheppard, từ Viện Khoa học Carnegie, cho biết trong một tuyên bố.

Sao Mộc là hành tinh có nhiều mặt trăng nhất hệ mặt trời (Ảnh: Insider)

Sheppard phát hiện các mặt trăng đầu tiên vào mùa xuân năm 2017, nhưng phải mất cả năm trời phân tích kèm theo một số quan sát để mô tả hoàn toàn quỹ đạo của các mặt trăng mới. Tất cả chúng đều quay quanh hành tinh xa hơn bốn vệ tinh Galilea (Io, Europa, Ganymede và Callisto).

Trong 12 mặt trăng được phát hiện, có 2 mặt trăng quay quanh sao Mộc theo cùng hướng quay với nó. Nhóm này được cho là phần còn lại của một mặt trăng lớn hơn vỡ ra. Những mặt trăng này mất ít hơn một năm Trái Đất để quay xung quanh sao Mộc.

10 mặt trăng còn lại là một phần của một nhóm khác. Chín trong số chúng quay quanh sao Mộc với quỹ đạo ngược (chống lại vòng quay của nó), trong khi mặt trăng còn lại rất nhỏ, quay cùng hướng và mất khoảng 1,5 năm để quay quanh sao Mộc.

Sheppard giải thích. “Nó có thể là mặt trăng nhỏ nhất được biết đến của sao Mộc, có đường kính chưa tới một cây số.”

Nhóm mặt trăng mới này được đặt biệt danh là Valetudo – cháu gái của thần Jupiter. Hầu hết chúng khá nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 km đường kính.

Nghiên cứu các mặt trăng này cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự hình thành của Hệ Mặt Trời. Ví dụ, những vật thể này chịu ảnh hưởng mạnh bởi khí và bụi, do đó sự hình thành của chúng phải được tiếp tục, nếu không chúng sẽ bị mất tốc độ do ma sát và sẽ rơi vào sao Mộc.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news