Sau nhiều năm nghiên cứu, một kiến trúc sư người Hungary đã xây thử một ngôi nhà mẫu với vật liệu bằng... nước.
Nên đọc
Gutai đã chia sẻ về ý tưởng nhà bằng nước do trong một lần đi tắm nước nóng ngoài trời vào năm 2013, khi anh còn đang học kiến trúc tại Đại học Tokyo. Lúc đó, mặc dù tuyết đang rơi, nhưng Gutai không cảm thấy lạnh. Đó là lúc anh nhận ra tầm quan trọng của nhiệt độ bề mặt nước và tiềm năng sử dụng nó trong xây dựng.
Ngôi nhà mẫu xây bằng nước rộng 8m2 của anh Gutai. (Ảnh: CNN)
"Ngôi nhà được dựng bằng các tấm pano, thép và kính. Nước được bơm vào lớp giữa giúp cân bằng nhiệt cho cả công trình.", Guita giải thích.
"Phương pháp này giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với một tòa nhà kích thước tương tự, cũng xây bằng kính," Gutai cho biết. Đây là một hệ thống hiệu quả và bền vững, ngôi nhà có thể tự sản xuất năng lượng, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng và giảm khí thải carbon.
"Trong thời đại mới, kiến trúc đang dần thay đổi. Chúng ta đã đạt tới giới hạn của kiến trúc thể rắn, và bây giờ, ta cần phải đi tìm một dạng hình kiến trúc khác," Gutai nói về khái niệm "kỹ thuật xây dựng bằng chất lỏng" của mình.
Lớp 'tường nước' di chuyển trong lớp giữa ngôi nhà, giúp cân bằng nhiệt độ. (Ảnh: CNN)
Tuy nhiên, anh cũng cho biết thêm trong quá trình xây dựng, có rất nhiều vấn đề về cấu trúc đặt ra, như nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, nước trong khe tường sẽ đóng băng... Vì vậy dự án nghiên cứu này vẫn cần nhiều thời gian để đưa vào áp dụng thực tiễn.
Trang Vũ (Theo Daily Mail)