Hoàng đế Mansa Musa I, một vị vua châu Phi từ cuối thế kỷ 13, được coi là người giàu nhất từng sống trong lịch sử thế giới, với giá trị tài sản ước tính 400 tỷ USD.
Mansa Musa, vị vua của Timbuktu, thường được coi là người giàu nhất trong lịch sử. Theo giáo sư lịch sử Richard Smith của trường đại học Ferrum, vương quốc phía tây châu Phi của Musa nhiều khả năng là nơi sản xuất vàng lớn nhất thế giới - trong bối cảnh vàng đang được săn đón ráo riết.
Hoàng đế Mansa Musa - người giàu nhất lịch sử thế giới |
Musa thường xuyên, liên tục dẫn đầu vị trí số 1 về độ giàu có của những tỷ phú lừng danh trong lịch sử. Khối tài sản ước tính 400 tỷ USD của Musa khiến giá trị tài sản của vị đại gia giàu nhất thế giới hiện nay Bill Gates trở nên vô cùng nhỏ bé nếu đặt cạnh. Khối tài sản của Bill Gates hiện đang là 76 tỷ USD.
Theo lịch sử, Musa làm giàu chưa từng có bằng việc tối đa hóa sản xuất muối và vàng, cùng với việc xây dựng rộng rãi các nhà thờ Hồi giáo vẫn tồn tại đến ngày hôm nay, tức 700 năm sau.
Musa cầm thỏi vàng, quyền trượng và vương miện bằng vàng |
Ông áp đặt sự cai trị của mình lên thị trấn thương mại xuyên sa mạc có tên Walata. Quy tắc của Musa là sản xuất muối, vàng để cung cấp hơn một nửa nguồn cung cho thế giới
Musa giàu đến mức nào? Thực sự không thể có cách nào đặt ra một con số cụ thể cho tài sản của ông được. Vào thời ấy, thông tin được ghi lại rất ít, thậm chí không có. Ngoài ra, các nguồn đồng đại miêu tả sự giàu có của vua Musa đều cho rằng vị vua này giàu đến mức không thể tưởng tượng được.
Những hình vẽ ghi lại cuộc hành hương lịch sử của Musa |
Một số câu chuyện về chuyến hành hương của ông tới Mecca – trong thời gian đó Musa chi tiêu hào phóng đến mức ông đã gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Ai Cập - đều nhắc tới hàng chục con lạc đà, mỗi con mang theo hàng trăm kg vàng. (Smith cho biết trong một năm, người Mali có thể khai thác và sản xuất ra khoảng 1 tấn vàng).
Musa thực hiện cuộc hành hương lịch sử đến thánh địa Mecca vào năm 1324. Hộ tống Musa là một đám rước gồm 60.000 nam giới, mỗi người mang theo 4 thỏi vàng.
Musa cũng mang theo hàng chục loài động vật trong suốt chuyến đi. Người nghèo trên tuyến đường ông đi qua đều được nhận vàng từ Musa.
Sự xuất hiện quá lớn một số lượng lớn vàng đã khiến giá trị hàng hóa trong khu vực bị đảo lộn. Sự phong phú của vàng đã khiến nó bị hạ thấp giá trị. Trong các thành phố Cairo, Medina và Mecca, vàng đã giảm giá trong gần một thập kỷ và Musa đã rất vất vả để điều chỉnh điều này.
Trong năm 1330, thành phố Timbuktu bị xâm chiếm. Musa nhanh chóng lấy lại Timbuktu và xây dựng một hệ thống thành lũy, pháo đài bằng đá kiên cố, và điều một đội quân thường trực để bảo vệ thành phố khỏi những kẻ xâm lược.
Những câu chuyện khác lại kể rằng đội quân của Musa bao gồm 200.000 quân, trong đó có 40.000 cung thủ - số lượng này ngay cả những siêu cường quốc quân sự hiện đại cũng khó lòng mà điều khiển được.
Thông qua ảnh hưởng của Musa, Timbuktu trở thành một trung tâm thương mại, văn hóa nổi tiếng bậc nhất trên thế giới thời đó. Các thương nhân từ Trung Đông, Ai Cập và các vương quốc khác ở Châu Phi đều dồn về đây để làm ăn buôn bán.
Đại học Sankore ở Timbuktu được tái thiết lập dưới triều đại của Musa với các luật gia, nhà thiên văn và toán học. Nó đã trở thành một trung tâm học tập và văn hóa, thu hút các học giả Hồi giáo từ khắp nơi trên thế giới.
Nói về sự giàu có của Musa, Rudolph Ware, trợ giảng sử học tại đại học Michigan, nói, của cải của Musa nhiều đến mức người ta không biết phải miêu tả ra sao.
“Đây là con người giàu nhất tự cổ chí kim,” Ware nói. “Họ vẫn đang tìm cách miêu tả sự giàu có này. Có những hình vẽ Musa cầm một chiếc quyền trượng bằng vàng, ngồi trên ngai bằng vàng, cầm một chiếc cốc vàng, đội vương miện bằng vàng. Hãy tưởng tượng lượng vàng nhiều nhất mà một người có thể sở hữu, sau đó nhân đôi số vàng đó lên - đó là những gì mà họ muốn nói.”
Nam Nam