Cuối tuần qua, người dùng Internet tại Việt Nam thực sự rơi vào "thảm cảnh" khi 2 tuyến cáp quang đi quốc tế đều gặp sự cố. Sau khi tuyến cáp AAG gặp sự cố vào ngày 15/5 thì vào ngày 25/5 vừa qua, tuyến cáp APG cũng rơi vào tình trạng tương tự.
APG là một trong năm tuyến cáp quang chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Cáp được vận hành từ cuối năm 2016 và có sự tham gia của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom. APG là tuyến cáp quan trọng và có tính ổn định cao. Do đó, người dùng Việt Nam thường xuyên không thể truy cập vào các trang web quốc tế, đặc biệt vào buổi tối.
Tuyến cáp quang APG gặp sự cố làm ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam. Ảnh: Internet
Trong khi người Việt chật vật vì mạng quá chậm này thì trên thế giới đã xuất hiện mạng Internet có tốc độ không tưởng.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Monash, Swinburne và RMIT (Úc) mới đây cho biết đã đạt được một kỉ lục tốc độ Internet mới lên tới 44,2 Tbps, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Communications. 1 terabit tương đương 1 triệu megabit, vì vậy kết nối 44,2 Tbps mới nhanh hơn 4 triệu lần so với tốc độ trung bình 11Mbps.
Tốc độ mạng Internet này cho phép người dùng tải hơn 50 bộ phim với độ phân giải Ultra HD, dung lượng khoảng 100 GB chỉ trong 1 giây.
Hiện tại, kết nối internet nhanh nhất trên thế giới mà người dùng có thể thuê sử dụng là Google Fiber chỉ đạt tốc độ 1 gigabit/giây. Thậm chí, kết nối phục vụ nghiên cứu khoa học (ESnet) của Bộ Năng lượng Mỹ cũng mới “khiêm tốn” ở mức 400 gigabit/giây, và cũng chỉ để phục vụ những tương tác riêng giữa bộ này với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).
Với mạng Internet nhanh nhất thế giới, người dùng chỉ cần nháy mắt để tải 50 bộ phim full HD. Ảnh: Internet
Kỉ lục mới về tốc độ internet thế giới vừa được phá vỡ tại Úc hiện đang là chủ đề được bàn tán sôi nổi khắp nơi. Rất nhiều người đều đang kì vọng vào tương lai của Công nghệ mới này. Nếu việc mở rộng phạm vi ứng dụng trên khắp thế giới, chắc hẳn nó sẽ trở thành một bước tiến mới về việc sử dụng internet toàn cầu.
Trong khi đó tại Việt Nam, người dùng vẫn chỉ hy vọng hàng tối có thể truy cập gmail, đọc tin tức trên Facebook hay xem 1 bài hát trên Youtube mà không gặp phải tình trạng giật lag mà thôi.