Cuộc thi Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss International Queen 2021 đã được phát động vào ngày 31/3. Tính đến thời điểm hiện tại, BTC cuộc thi đã nhận được hàng trăm bản vẽ với những ý tưởng vô cùng táo bạo. Trong số đó có bản vẽ “Cầu lõm” lấy ý tưởng từ một hình thức nhà vệ sinh tại nông thôn Việt Nam.
Được biết, chủ nhân của bản vẽ là Lê Thị Út Lành, sinh năm 2004. Trên Fanpage cuộc thi, cô nàng chia sẻ: “Tôi muốn truyền tải một nét văn hoá rất riêng trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa đến nay lên bộ trang phục dân tộc. Có thể hơi “táo bạo” trong ý tưởng nhưng với tôi và rất nhiều người Việt Nam, “Cầu tõm” là một phần ký ức tuổi thơ hồn nhiên và thời niên thiếu hài hước, gắn liền với con sông, bờ đê,... cùng những con người chân chất, thật thà ở vùng quê nghèo”
Về hình thức, trang phục sử dụng một mô hình bằng gỗ. Bên dưới là phần tà được thiết kế như dòng nước với các chú cá, tái hiện đúng hình ảnh “cầu tõm” ở thôn quê. Trong khi trình diễn, người mặc sẽ tháo gỡ phần mô hình và để lộ bodysuit gợi cảm bên trong.
Ngay sau khi được đăng tải, bản vẽ này nhanh chóng nhận về sự quan tâm của dân tình. Đông đảo khán giả cho rằng ý tưởng này có phần phản cảm, thiếu tế nhị và khó có thể cùng đại diện Việt Nam ra phần thi quốc tế:
Bộ trang phục dân tộc bốc mùi nhất mọi thời đại.
Ý tưởng này mang ra thế giới thì mình thấy không ổn.
Đồng ý là ý tưởng táo bạo và nổi trội nhưng mình thấy hơi thiếu tế nhị.
Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến thể hiện sự “mến mộ” về ý thiết kế này:
Mình thấy ý tưởng tốt, thể hiện một kĩ ức của tuổi thơ.
Thời trang là sự sáng tạo và bạn đã làm tốt điều đó.
Trong chia sẻ mới đây với Ngoisao, hoa hậu Trân Đài đồng tình ý tưởng 'cầu tõm' song chưa phù hợp quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam. Cô nàng tôn trọng quyết định của ban tổ chức, khán giả và hy vọng tìm được một thiết kế xứng đáng trong thời gian tới.
Một vài tác phẩm tiêu biểu khác:
Ảnh: Fan page Miss International Queen Vietnam