Tin mới

Nhật Bản thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ bảy, 30/05/2015, 09:17 (GMT+7)

Theo nhận định của các chuyên gia, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể trở nên căng thẳng hơn sau phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rằng nước này không loại trừ khả năng gửi quân đội đến Biển Đông để hỗ trợ hạm đội Mỹ.

Theo nhận định của các chuyên gia, quan hệ giữa Tokyo và Bắc Kinh có thể trở nên căng thẳng hơn sau phát biểu của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rằng nước này không loại trừ khả năng gửi quân đội đến Biển Đông để hỗ trợ hạm đội Mỹ.

Trước đó, theo tin tức trên Kyodo News, phát biểu trước một ủy ban đặc biệt về an ninh của Hạ viện Nhật Bản hôm 28/5, Thủ tướng Abe nhấn mạnh: "Chúng ta đang chứng kiến một quốc gia tiến hành các hoạt động bồi đắp (tại khu vực này)".

Nhà lãnh đạo này từ chối cho biết liệu Tokyo có đưa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tới Biển Đông bằng việc áp dụng luật mới hay không, nếu luật này được thông qua. Tuy nhiên, ông khẳng định bất cứ khu vực nào cũng có thể được cân nhắc nếu an ninh và hòa bình của Nhật Bản "bị ảnh hưởng đáng kể".

Ông Abe cũng không loại trừ khả năng trong trường hợp bất khả kháng Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ cho Australia, nước đồng minh gần gũi nhất của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố trên của ông Abe được đưa ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang đẩy mạnh tuần tra trên Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang gia tăng các động thái quyết đoán về tuyên bố chủ quyền phi pháp.

Sự gia tăng các động thái quyết đoán về tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia phải lên tiếng chỉ trích, phản đối.

Hồi đầu tháng 5, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt sau chuyến viếng thăm Mỹ của ông Shinzo Abe. Giới lãnh đạo quân đội Nhật Bản cho biết rằng, ho đang nghiên cứu vấn đề quân đội Nhật Bản tham gia tuần tra trên biển và trên không với Mỹ ở Biển Đông.

Song, lời tuyên bố về việc Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ trong trường hợp xung đột là một thách thức mới, công khai thách thức Trung Quốc. Rõ ràng, Trung Quốc sẽ là một bên trong cuộc xung đột tiềm năng, và bên khác sẽ là Mỹ, nước công khai ủng hộ các đối thủ chính của Trung Quốc trong khu vực — Philippines và Việt Nam.

Tình hình ở Biển Đông có thể trở thành một thí dụ cho việc áp dụng đạo luật mới mở rộng quyền hạn của lực lượng phòng vệ. Lần đầu tiên sau Thế chiến II, lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền tham gia vào chiến sự ở nước ngoài.

Cộng đồng quốc tế đã từng áp dụng các biện pháp hạn chế quyền này sau sự thất bại của nước Nhật quân phiệt, đó là sự trừng phạt cho sự xâm lược chống lại các nước châu Á. Theo ý kiến của Giám đốc Trung tâm các vấn đề quân sự - chính trị thuộc trường MGIMO Aleksei Podberezkin, Mỹ có liên quan trực tiếp đến thực tế rằng Nhật Bản đang chuyển đổi quy chế của lực lượng quân sự từ phòng vệ sang tấn công.

Tàu chiến của Hải quân Nhật Bản.

 “Mỹ không cần đến lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Washington muốn sử dụng nước đồng minh Nhật Bản với tư cách lực lượng tấn công chính ở Đông Á. Đó là mục đích cụ thể của Mỹ. Ở những bộ phận khác nhau của thế giới, Washington tìm kiếm và tìm được các quốc gia sẵn sàng tham gia giải quyết nhiệm vụ quân sự của Mỹ, nhờ đó  Washington có thể không sử dụng lực lượng lục quân của họ. Tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản đảm nhận trách nhiệm giải quyết nhiệm vụ này”, ông Podberezkin nói.

Còn theo chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov, Phó Chủ tịch Học viện Các vấn đề địa chính trị của Nga, trong tình huống xung đột, nếu các tàu chiến của Nhật Bản vào Biển Đông để hỗ trợ hạm đội Mỹ thì chỉ làm gia tăng nguy cơ đụng độ quân sự. “Một bên là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản là bên khác. Mức độ căng thẳng cao sẽ dẫn đến những đụng độ quân sự. Thậm chí những vụ bắn rơi máy bay. Không loại trừ những đụng độ giữa các tàu chiến”, ông Sivkov nhận định.

Xem thêm video máy bay Mỹ tuần tra bên trên các bãi đá Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông:

[mecloud]JndGSuqtAv[/mecloud]

Yên Yên (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news