Một người đàn ông ở Úc tên David Hole bất ngờ tìm thấy một khối đá màu đỏ nặng lạ thường nằm trong đống đất sét tại công viên Maryborough, gần Melbourne (Australia). Tưởng bên trong có chứa vàng, người đàn ông này đã mang về nhưng làm thế nào cũng không thể đập vỡ khối đá này.
Tò mò về hòn đá này, ông đã mang đến Bảo tàng Melbourne để nhờ các chuyên gia phân tích, kiểm nghiệm. Theo đó, chuyên gia nhận định đây chính là mảnh thiên thạch thật sự bởi hòn đá ở Trái Đất không nặng như vậy.
David Hole đi qua một khối lớn màu đỏ khi tìm vàng ở gần Maryborough (Australia). Ảnh Science Alert.
Ngay sau đó, các nhà khoa học đã đặt tên cho hòn đá này là Maryborough, theo tên thị trấn gần nơi người đàn ông David Hole tìm thấy nó. Được biết, khối thiên thạch này nặng 17kg và có tuổi thọ tầm 4,7 tỷ năm.
Để kiểm nghiệm các thành phần có trong hòn đá này, các nhà khoa học đã phải dùng cưa kim cương để cắt một lát nhỏ. Theo đó, họ thấy rằng, trong hòn đá có thành phần hóa học có tỷ lệ sắt cao. Ngoài ra, nó còn chứa những giọt tinh thể kim loại nhỏ li ti trong suốt được các nhà khoa học gọi là Chondrule.
Các nhà khoa học phát hiện ra có thành phần hóa học có tỷ lệ sắt cao. Ảnh internet
Dù không biết mảnh thiên thạch này đến từ đâu và đến từ khi nào nhưng các nhà khoa học sự đoán nó đã tồn tại trên Trái Đất khoảng 100-1.000 năm.
Nhận định về giá trị của hòn đá này, các nhà nghiên cứu cho biết, không có giá cụ thể nhưng nó còn quý hơn vàng rất nhiêu.